Tập đoàn Trung Nguyên tuyên bố bà Lê Hoàng Diệp Thảo không còn là cổ đông. Ảnh: Vietnammoi
Tập đoàn Trung Nguyên tuyên bố bà Lê Hoàng Diệp Thảo không còn là cổ đông, đúng hay sai?
Vào ngày 15/2 theo thông báo từ phía Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã hoàn tất thi hành án theo bản án phúc thẩm với nội dung chuyển 1.2 tỷ đồng phần chênh lệch phân chia tài sản và tuyên bố bà Lê Hoàng Diệp Thảo không còn là cổ đông tại các công ty trong hệ thống Trung Nguyên.
Được biết, bà Thảo cũng đã làm đơn khiếu nại, đề nghị huỷ bỏ quyết định thi hành án. Phía bà Thảo thông tin Tổng Cục Thi hành án Dân sự đã tiếp nhận và có văn bản yêu cầu Cục trưởng Thi hành án Dân sự TP.HCM báo cáo cụ thể các nội dung liên quan cho Tổng Cục trước ngày 20/2. Về phía Tập đoàn Trung Nguyên, cho biết yêu cầu hoãn thi hành án của Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao, không gây ảnh hưởng đến các nội dung đã được thi hành cũng như việc danh sách cổ đông mới của công ty không có tên bà Thảo.
Và trước hành động Tập đoàn Trung Nguyên tuyên bố mình không còn là cổ đông, mới đây, bà Thảo phản hồi thông tin trên trang cá nhân của mình, bà khẳng định bản thân là người sáng lập Tập đoàn Trung Nguyên và tòa án không được quyền tước quyền cổ đông của bà.
Bà Thảo viết: " Những giá trị vẫn còn nguyên vẹn. Tôi lại lần nữa phải nỗ lực để giữ gìn những gì cho thế hệ của các con cháu sau này. Và lúc này rất cần công lý thực thi để bảo vệ quyền của công dân, quyền của người phụ nữ và trẻ em, quyền cổ đông, quyền sở hữu của công dân".
Và gần đây nhất, trong một lần trả lời với báo chí, bà Thảo khẳng định rằng, tính đến thời điểm hiện tại, bà vẫn đang được duy trì tất cả các quyền hợp pháp của bà tại Tập đoàn Trung Nguyên như từ trước tới nay và chưa có bất kỳ thay đổi nào.
Vậy về góc độ pháp lý thì sao?
Cuộc ly hôn của vợ chồng Trung Nguyên tốn không ít giấy mực của báo chí. Nguồn ảnh: tinmoi |
Theo Luật Sư Nguyễn Ngô Quang Nhật- Giám đốc công ty luật Chính Nghĩa Luật tại TP.HCM cho biết, bên trong bản án đã được tuyên, bản thân bà Thảo hay ông Vũ đều là người có nghĩa vụ thi hành. Bản án đã tuyên, luật đã quy định các bên có quyền phải tôn trọng bản án. Có nghĩa là, cả bà Thảo và ông Vũ đã nhờ tòa phân xử, thì quyết định sau cùng của bản án vẫn là quyết định đúng đắn nhất. Theo ông Nhật, bên nào cũng có cơ sở để nói về mọi vấn đề đúng nghiêng về phần của họ, “nhưng khi đi kiện thì phải theo tòa án, mọi kết quả phán quyết từ tòa đều phải tuân theo”, ông Nhật nói. Ông cho biết, mọi phát ngôn ngoài bản án đều không có giá trị.
Dù vậy, một luật sư khác cũng công tác tại TP.HCM lại cho biết: Trong trường hợp nếu Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao đang xem xét lại vụ án theo trình tự giám đốc thẩm, và đã có công văn yêu cầu tạm dừng việc thi hành án, thì đương nhiên là bản án sẽ không được thi hành. Trong vụ án này, điều đó cũng có nghĩa Tập đoàn Trung nguyên không thể tuyên bố bà Thảo không còn là cổ đông của Công ty.
Như vậy, theo như những luật sư phân tích thì hồi kết của bản ly hôn 2 vợ chồng "cà phê" có thể sẽ tiếp tục kéo dài.
►Ông Đặng Lê Nguyên Vũ nắm toàn bộ cổ phần chung tại Trung Nguyên
►CTCP Tập đoàn Trung Nguyên tuyên bố, bà Lê Hoàng Diệp Thảo không còn là cổ đông của công ty