Trong 2021, dự kiến Chuk Chuk sẽ mở 58 cửa hàng. Ảnh: KIDO.
Tập đoàn Kido tham gia thị trường bán lẻ với dự án Chuk Chuk
Những lợi thế của Chuk Chuk
Tên Chuk Chuk được lấy ý tưởng từ phương tiện Tuk Tuk khá phổ biến ở Thái Lan, thể hiện sự tiện lợi di chuyển nhanh. Trong đó, Chuk Chuk cũng mang âm hưởng vui vẻ, tinh thần thích khám phá, đánh vào phân khúc chính là giới trẻ năng động.
Thương hiệu Chuk Chuk với tổng vốn đầu tư ban đầu dự kiến là 100 tỉ đồng, trong đó Kido sẽ tham gia 61% vốn để nắm quyền chi phối hệ thống của hàng bán lẻ và sẽ tiếp tục tăng vốn đầu tư để tăng cường mở rộng qui mô trong tương lai.
Chia sẻ tại buổi ra mắt (trực tuyến), ông Trần Lệ Nguyên, thương hiệu kem, trà, trà sữa trân châu, cà phê và các loại nước giải khát này đã được chuẩn bị từ cách đây hơn một năm, nhằm phục vụ người tiêu dùng các sản phẩm cao cấp hơn những sản phẩm kem và đồ uống mà Kido đang sản xuất. Ngoài ra, Chuk Chuk sẽ kết hợp kinh doanh các sản phẩm bánh tươi mang thương hiệu KIDO’s Bakery, tạo nên combo bánh – nước nhằm mang lại nhiều trải nghiệm cho thực khách.
Chuk Chuk có có lợi thế vì Kido hiện có mạng lưới phân phối rộng khắp (450.000 điểm bán ngành hàng khô và 120.000 điểm bán ngành hàng lạnh), Kido hiện đang dẫn đầu ngành hàng kem (chiếm 43,5% thị phần) tại Việt Nam. Ảnh: KIDO. |
Chuk Chuk có lợi thế thuộc Tập đoàn Kido có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thực phẩm thiết yếu. Cũng theo ông Trần Lệ Nguyên, Chuk Chuk như vậy có lợi thế vì Kido hiện có mạng lưới phân phối rộng khắp (450.000 điểm bán ngành hàng khô và 120.000 điểm bán ngành hàng lạnh), Kido hiện đang dẫn đầu ngành hàng kem (chiếm 43,5% thị phần) tại Việt Nam.
Kido còn có 2 nhà máy ở Bắc và ở TP.HCM, và chuỗi logistics hiện hữu trên 61 tỉnh thành. Sản phẩm Chuk Chuk hầu hết được sản xuất trong nước, đặc biệt 2 món đặc sản là cà phê và trà. Ông Nguyên phân tích, các sản phẩm bán tại Chuk Chuk đều do Kido sản xuất với sản lượng lớn, không như nhiều đơn vị phải nhập khẩu từ nước ngoài hay gặp khó về kiểm soát chất lượng. Vì thế, giá thành sản phẩm hợp lý mà vẫn đảm bảo biên lợi nhuận. Đơn giá kem tươi, cà phê tại chuỗi cửa hàng từ 29.000 đồng, trà và trà sữa sẽ từ 39.000 đồng.
Các sản phẩm bán tại Chuk Chuk đều do Kido sản xuất với sản lượng lớn nên có giá thành sản phẩm hợp lý mà vẫn đảm bảo biên lợi nhuận. Ảnh: KIDO. |
Đồng thời, hệ thống logistics của tập đoàn đã phủ khắp cả nước nên chi phí vận hành của chuỗi thấp hơn các thương hiệu khác. Ông cũng cho rằng chuỗi này có lợi thế lớn về sự đa dạng sản phẩm, giúp các gia đình hiện đại với nhiều thế hệ thành viên đều có thể đáp ứng nhu cầu.
Hiện Chuk Chuk cũng có lợi thế mặt bằng vì các vị trí mặt bằng đắc địa đã bị bỏ trống, đây là cơ hội cho Chuk Chuk tiếp cận. “Nếu trước đây để có một mặt bằng đẹp ở quận 1, TP.HCM thì phải đầu tư khoảng 15.000 USD/tháng, thì đến nay chúng tôi đã kí được mười mấy điểm vị trí rất đẹp nhưng giá thuê chỉ phân nửa", ông Trần Lệ Nguyên cho biết
3 mô hình kinh doanh
Chuỗi Chuk Chuk sẽ hoạt động với 3 mô hình, gồm cửa hàng outlet rộng 100-120 m2, số vốn đầu tư khoảng 1 tỉ đồng, tọa lạc ở những trục đường chính và trung tâm thương mại; kiot rộng 20 m2 có vốn đầu tư dưới 200 triệu đồng và xe đẩy chỉ khoảng 3 m2 đặt tại các khu vực đông dân cư, khu công nghiệp... Trong đó, hệ thống cửa hàng sẽ tọa lạc ở những trục đường chính và trung tâm thương mại đảm bảo sự thuận tiện cho mọi cuộc hẹn cũng như kết nối những tiện nghi mua sắm liên quan cùng khu vực. Kiosk là sự kết hợp với các chuỗi phân phối lớn trên thị trường, nơi có mật độ người tiêu dùng cao. Mô hình xe đẩy sẽ mang đến một Chuk Chuk thu nhỏ tại mọi cung đường vùng miền Việt Nam.
Với Chuk Chuk, Kido đặt mục tiêu phát triển Thanh công chuỗi nhượng quyền thương hiệu theo chuẩn quốc tế với hệ thống 1.000 cửa hàng trên toàn quốc cho đến hết năm 2025. Riêng trong 2021, dự kiến Chuk Chuk sẽ mở 58 cửa hàng.
Trong vòng 2-3 năm tới, hệ thống Chuk Chuk sẽ có mặt tại Hà Nội, các thành phố trực thuộc trung ương và trọng điểm du lịch. Ảnh: KIDO. |
Trong vòng 2-3 năm tới, hệ thống Chuk Chuk sẽ có mặt tại Hà Nội, các thành phố trực thuộc trung ương và trọng điểm du lịch. Bà Trần Tuyết Vân, Tổng giám đốc Chuk Chuk, chia sẻ: Chuk Chuk muốn thành thương hiệu fanchen và có mặt trên ít nhất 1 nước trên thế giới…Vì vậy, trong 2021-2023, thương hiệu sẽ kết hợp với một số đối tác nước ngoài để phát triển sang các nước châu Á.
Theo ông Nguyên, nếu đến tháng 9 dịch bệnh được kiểm soát tốt, hệ thống sẽ mở rộng điểm bán ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Doanh thu dự kiến trong năm nay là 141 tỉ đồng. "Chúng tôi tự tin trong năm đầu tiên phải có lãi, chứ không phải cần đến 3-5 năm", ông Trần Lệ Nguyên khẳng định. Doanh thu dự kiến của Chuk Chuk năm 2023 là hơn 1.200 tỉ đồng. Theo kế hoạch đến năm 2025, thương hiệu này sẽ đạt con số 1.000 cửa hàng trên khắp các tỉnh, các thành phố, đạt doanh thu 7.800 tỉ đồng”.
Người Việt ngày càng chi tiêu nhiều hơn trong phân khúc F&B. Dự kiến đến 2023, trung bình mỗi người Việt sẽ đóng góp 21,7 USD cho doanh thu mảng này. Ảnh: Theo Statista. |
Ngành F&B tại Việt Nam được đánh giá là rất tiềm năng khi doanh thu toàn thị trường rơi vào khoảng hơn 700.000 tỉ đồng trong năm 2020 (Theo báo cáo của Euromonitor, BMI Research). Bên cạnh đó, dựa theo kết quả thống kê dân số và nhà ở năm 2019 của Euromonitor cho thấy dân số của Việt Nam hiện có trên 96 triệu người, thu nhập bình quân đầu người (GDP) của người Việt cũng đã gia tăng một cách đáng kể, tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ dẫn đến thị hiếu và sở thích của người dân đối với đồ ăn và thức uống cũng có sự dịch chuyển theo hướng tích cực.
Mặt khác, trong bối cảnh đại dịch COVID – 19 ảnh hưởng đến sức mua toàn thị trường, khi các ngành hàng khác đang có chỉ số tăng trưởng âm như chăm sóc cá nhân, truyền thông, giáo dục, giải trí… thì ngành F&B đã có tốc độ phục hồi khả quan lên đến 9% trong những tháng đầu năm 2021 (Theo In Focus Research, 2021).
► Kido hợp tác xây dựng chuỗi cửa hàng bán lẻ, nắm 61% vốn để chi phối chuỗi