Tăng trưởng toàn cầu chậm lại có thể khiến Fed hoãn nâng lãi suất
"Nếu tốc độ tăng trưởng ở nước ngoài thấp hơn so với dự kiến, thì những hậu quả gây ra cho kinh tế Mỹ có thể khiến Fed phải gỡ bỏ chính sách nới lỏng chậm hơn," ông Stanley Fischer nói.
Nhận định trên giống với quan điểm của nhiều quan chức khác của Fed, cho thấy mối lo ngại ngày về khả năng chống chọi của Mỹ trước sự suy yếu của các nền kinh tế bên ngoài và đồng USD đang tăng giá.
Cũng tâm lý lo ngại đó tuần trước đã khiến các nhà đầu tư bán mạnh cổ phiếu, khiến chỉ số Standard & Poor 500 giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2014.
Thống đốc Fed Daniel Tarullo cũng bày tỏ lo ngại về tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới, cho rằng điều này đang khiến Fed phải cân nhắc đến những chính sách của mình trong tương lai.
Bình luận của các quan chức Fed được đưa ra trong bối cảnh biên bản cuộc họp mới nhất của Fed cho thấy họ đang lo ngại về những rủi ro do tốc độ tăng trưởng chậm lại và đồng USD lên giá gây ra. Tuần trước, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2015 xuống 3,8% từ mức 4% đưa ra hồi tháng 7 và dự báo tăng trưởng năm nay ở mức 3,3%.
Một quan chức khác của Fed là John Williams, Chủ tịch Fed San Francisco, cho rằng do các ngân hàng trung ương Nhật Bản và Châu Âu cũng đang theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng bất thường, nên có nguy cơ xung đột với Mỹ. Ông cho rằng các ngân hàng trung ương dù đang đi theo những hướng khác nhau nhưng với lý do hoàn toàn phù hợp.
Theo một điều tra do Bloomberg thực hiện vào ngày 17/9, phần lớn các quan chức Fed dự đoán lãi suất sẽ tăng vào một thời điểm trong năm tới.
Còn theo ông Fischer, Fed sẽ không tăng lãi suất cho đến khi kinh tế Mỹ tăng trưởng đủ mạnh, và thị trường mới nổi có thể chống chịu được với việc tăng lãi suất này.
Nguồn NDH