Chúng ta không thể phủ nhận những vai trò và đóng góp nhất định của FDI trong tiến trình pháttriển kinh tế Việt Nam, nhất là trong những năm gần đây, khi mà vốn đầu tư trong nước đã sụt giảmdo Chính phủ đã thắt chặt hơn chi tiêu và đầu tư công, đặc biệt là đầu tư cho các doanh nghiệp nhànước. Kể từ năm 2007, sự gia tăng vốn đầu tư FDI đã bù đắp đáng kể sự sụt giảm tỷ lệ đầu tư trongnước trong tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Vốn FDI, cùng với vốn đầu tư trong nước, và laođộng, đã có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP của Việt Nam trong vòng hơn mười năm vừaqua. Về lý thuyết, chúng ta biết rằng, trong sản xuất, ba yếu tố chính làm tăng trưởng GDP bao gồmlao động (L), vốn (K) và yếu tố năng suất tổng hợp (TFP), tức các yếu tố liên quan đến quản lý, kỹthuật và chất lượng không phản ánh được qua lao động và tài sản cố định. Hiện nay, kinh tế Việt Namvẫn thâm dụng nặng nề về K và L, trong khi TFP có sự sụt giảm nghiêm trọng trong giai đoạn2007-2012 (xem bảng 1). Một nghiên cứu của Nguyễn Việt Phong và Bùi Trinh về hiệu quả của chiếnlược tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu còn cho thấy, TFP tính riêng cho khu vực FDI thời kỳ2006-2011 lại là một con số âm (-53,99%!). Như thế, chúng ta có thể nói, vốn FDI đã không đóng gópvào việc gia tăng chất lượng GDP, nếu không muốn nói là đã kéo lùi nó, thông qua đầu tư tập trungvào những lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp, chẳng hạn ngành may mặc và da giày, với máy móc vàcông nghệ lạc hậu. Ở một phương diện khác, số liệu từ cán cân thanhtoán quốc tế của Việt Nam cho thấy, trong khoảng thời gian 1995-2012, thâm hụt cán cân thương mạicủa Việt Nam đã được bù đắp đáng kể bởi các dòng tiền thặng dư của FDI. Thế nhưng, có thể chúng tađã quên không chú ý đến một vấn đề dường như mang tính "luẩn quẩn": có phải chăng chính hoạt độngsản xuất của FDI lại là một tác nhân quan trọng tạo ra nhập siêu. Điều này có thể được lý giải khitrong hầu hết các ngành gia công, nhu cầu thanh toán nhập khẩu các khoản nguyên vật liệu chiếm phầnlớn trong cơ cấu giá thành, đặc biệt trong những ngành dệt may, lắp ráp điện tử. Lập luận trên càng được củng cố khi chúng ta phân tích cơ cấu xuất nhập khẩu của FDI so với phầncòn lại trong nước. Hình 1 cho thấy, kể từ năm 2009, xuất khẩu của FDI đã tăng tốc và chiếm thịphần áp đảo so với kinh tế trong nước. Thế nhưng, hình 3 cho chúng ta thấy thị phần nhập khẩu từnhóm FDI cũng gia tăng theo chiều hướng và mức độ ngày càng cao hơn. Chúng ta có thể suy nghĩ nhiều hơn về hai hình 1 và2. Về mặt lý thuyết, các giao dịch xuất khẩu như trên sẽ chuyển giao quyền sở hữu về tài sản chocác nhà đầu tư FDI, dù là dưới tư cách pháp lý là một thường trú nhân của Việt Nam. Thế nhưng, cóchăng việc FDI càng tăng tốc xuất khẩu, thì kinh tế chúng ta càng thua thiệt qua các hoạt độngchuyển giá của các công ty đa quốc gia thông qua hệ thống dày đặc các công ty con, công ty trá hìnhtrên toàn thế giới? Thật là nghịch lý khi FDI xuất khẩu nhiều như vậy nhưng đa số các công ty FDIlại không đóng thuế thu nhập, thậm chí từ hàng chục năm nay. Tương tự, nền kinh tế Việt Nam phảichắt bóp từng xu ngoại hối để phục vụ việc trả nợ nước ngoài; và nhập siêu, theo lập luận phíatrên, lại có nguyên nhân quan trọng từ FDI. Thử hỏi, trong số vô vàn nguyên vật liệu và máy mócnhập khẩu phục vụ sản xuất FDI, có bao nhiêu phần trăm được "kê" giá thông qua chuyển giá, sao choFDI trong nước gần như không thể nào lời nổi để có thể đóng thuế. Bên cạnh đó, cũng cần nói thêm,tình trạng nhập máy móc lạc hậu với giá chuyển giao cao ngất, một mặt làm tăng "ảo" số liệu thực vềđầu tư FDI, và mặt khác, góp phần làm sa sút một cách tồi tệ chất lượng TFP của khu vực FDI đối vớiGDP. Hình 3 cho chúng ta thấy thu nhập từ đầu tư chuyểnra nước ngoài ngày càng cao, thậm chí có xu hướng ngày càng thu hẹp khoảng cách với đầu tư FDI. Nóimột cách khác, dòng tiền ròng liên quan đến FDI thực tế chắc chắn sẽ thấp hơn nhiều so với nhữngbáo cáo đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của một số bộ ngành. Cuối cùng, FDI có đóng góp gì trong việc tạo ra công ăn việc làm cho nền kinh tế Việt Nam? Bảng2 cho thấy, hầu như không có cải thiện về cơ cấu lao động đáng ghi nhận cho khu vực này. Cơ cấu laođộng khu vực FDI vẫn chiếm một tỷ phần rất thấp, chỉ khoảng 3-3,5%, so với phần còn lại trongnước. Nguồn lao động phục vụ cho khu vực FDI xét về chất lượng như thế nào? Đây là một vấn đề khó phântích hơn nhiều. Nhưng qua bảng 3, chúng ta có thể ít nhiều ngạc nhiên khi thấy rằng, tính theo giáhiện hành, tỷ phần giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI gần như không có sự gia tăng trongvòng gần 10 năm qua. Kết hợp với các phân tích liên quan đến TFP phía trên, chúng ta có thể nghĩđến một kết luận không mấy lạc quan về vai trò tạo ra công ăn việc làm, khả năng cải thiện chấtlượng, năng suất lao động của khu vực sản xuất có vốn FDI. Còn nhiều vấn đề quan trọng khác vẫn chưa được phân tích trong bài viết này, chẳng hạn đóng gópFDI về đầu tư cho con người và tri thức, vấn đề tác động của đầu tư FDI vào môi trường thiên nhiênvà tăng trưởng kinh tế vùng miền… Thế nhưng, khá nhiều vấn đề mấu chốt để đánh giá vai trò của khuvực kinh tế FDI và hậu quả của nó đối với tăng trưởng kinh tế thường xuyên của Việt Nam đã được đềcập và gợi mở. (*) Đại học Kinh tế TPHCM |