Ảnh: Nikkei Asian Review

 
Kim Ngân Thứ Năm | 31/10/2019 08:00

Takashimaya đặt cược vào các trung tâm thương mại tại Trung Quốc và Đông Nam Á

Việt Nam là được kỳ vọng là 1 trong 4 thị trường nước ngoài tại Châu Á sẽ đem lại lợi nhuận cho Takashimaya trong tương lai.

Nikkei Asian Review dẫn lời ông Yoshio Murata, Chủ tịch Takashimaya cho biết, công ty này đang muốn tăng gấp đôi lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh tại nước ngoài trong 4 năm tới, thông qua việc điều chỉnh lại các dòng sản phẩm và tăng cường các kênh như thương mại điện tử tại các cửa hàng ở châu Á.

Thị trường nước ngoài sẽ là một trong những nguồn đem lại lợi nhuận lớn cho Takashimaya khi Nhật bản đang phải đối mặt với tình trạng dân số suy giảm và sự cạnh tranh từ các nhà bán lẻ khác. Takashimaya hy vọng sẽ nâng lợi nhuận hoạt động tại các thị trường nước ngoài lên mức 11 tỷ Yên (1,55 tỷ USD) trong năm tài chính kết thúc vào tháng 2/2024. Năm 2018, lợi nhuận hoạt động tại các thị trường này là 3,9 tỷ Yên. 

Chìa khóa để Takashimaya đạt được mục tiêu này là những chuyển biến tích cực từ hoạt động kinh doanh tại  Bangkok, TP.HCM và đặc biệt là Thượng Hải, cửa hàng thua lỗ lớn nhất ở châu Á. Mặc dù 4 cửa hàng của Takashimaya ở Đông Nam Á và Trung Quốc chưa có lợi nhuận, nhưng hoạt động của Takashimaya tại Singapore được coi là một câu chuyện thành công.

Ông Murata cho biết, trong khi ông nhận được nhiều lời đề nghị mở trung tâm thương mại tại nhiều nước châu Á mới, thì trung tâm hiện tại tại Trung Quốc và Đông Nam Á của nhà bán lẻ vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Thị trường TMĐT tại Đông Nam Á đnag có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ông lớn. Ảnh: Nikkei Asian Review
Thị phần của các ông lớn Trung tâm thương mại tại Đông Nam Á. Ảnh: Nikkei Asian Review

Takashimaya Thượng Hải là cửa hàng duy nhất của Takashimaya tại Trung Quốc. Kể từ khi khai trương vào năm 2012, cửa hàng này luôn trong tình trạng thua lỗ. Tuy nhiên, ông Murata cho biết, cửa hàng này có thể có lợi nhuận trong năm tài chính kết thúc vào tháng 2/2021. Trước đó, Takashimaya đã hủy bỏ kế hoạch đóng trung tâm thương mại này vào tháng 8/2019 nhờ chính quyền địa phương giảm chi phí mặt bằng.  

Ông Murata cho biết, “hiện tại, chi phí mặt bằng thấp hơn đáng kể so với trước đây. Nếu không chúng tôi đã không thay đổi quyết định. Với chi phí mặt bằng mới, Takashimay Thượng Hải sẽ có lợi nhuận khi doanh số bán hàng tăng khoảng 30%”.

Nhưng khoảng 30% diện tích sàn của Takashimaya Thượng Hải vẫn bỏ trống do khách thuê của nó đã có kế hoạch chuyển đi. Tuy nhiên, ông Murata cho rằng, không gian đó sẽ sớm được lấp đầy vào tháng 2/2021. Takashimaya hy vọng sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn bằng cách tăng cường hàng hóa Nhật Bản, sự kiện và thương mại điện tử, tập trung chính vào phân khúc nhân viên văn phòng trong khu vực. Đồng thời, ông lớn bán lẻ Nhật Bản cũng có kế hoạch đẩy mạnh bán hàng trực tuyến thông qua việc hợp tác với các doanh nghiệp địa phương.

Bà Teresa Lam, phó chủ tịch của công ty nghiên cứu Fung Business Intelligence, cho rằng "chuyển đổi kỹ thuật số thực sự là vấn đề sống còn trong một môi trường năng động và cạnh tranh ". Thị trường tiêu dùng của Trung Quốc được thúc đẩy bởi thế hệ trẻ, do đó các cửa hàng bách hóa phải kết nối liền mạch với họ trên các kênh khác nhau, bao gồm cả phương tiện truyền thông trực tuyến và xã hội.

Theo ông Murata, triển vọng của trung tâm Siam Takashimaya ở Bangkok, được khai trương vào năm 2018 phụ thuộc nhiều vào hệ thống đường sắt trên cao Skytrain BTS của Thái Lan. Dự kiến trung tâm này vẫn sẽ lỗ 900 triệu Yên trong năm 2020. Hiện tại, Siam Takashimaya tập trung vào nhóm khách hàng có thu nhập cao. Tuy nhiên, nó sẽ sớm bổ sung thêm các sản phẩm tầm trung nhắm vào tầng lớp khách hàng trung lưu sẽ ghé thăm khi hệ thống BTS Skytrain hoàn thiện.

Trong khi đó, trung tâm Takashimaya Việt Nam tại TP.HCM dự kiến ​​sẽ đạt lợi nhuận hoạt động 100 triệu Yên trong năm tài chính 2019. Chủ tịch Takashimaya nhìn nhận cửa hàng này như “một Singapore khác”. Công ty này cũng đang đầu tư vào một dự án phát triển đô thị tại Hà Nội, nơi họ đang lên kế hoạch mở một trường song ngữ thông qua hình thức liên doanh.

Cạnh tranh trong khu vực là rất cao. Các nhà điều hành trung tâm thương mại trong khu vực hiện gồm có Central Group tại Thái Lan, Beijing Hualian tại Singapore và Aeon tại Việt Nam.

Các nhà phân tích ngành công nghiệp cho rằng, nhà đầu tư nên kiên nhẫn với hoạt động kinh doanh nước ngoài của Takashimaya. Ông Masahiro Matsuoka, đồng chủ tịch của công ty tư vấn Frontier Management, người chỉ ra rằng Takashimaya Singapore đã không có lãi trong một thời gian dài sau khi mở cửa vào năm 1993.

►Takashimaya rút khỏi Trung Quốc, mở rộng sang Đông Nam Á

►Takashimaya tham gia thị trường bán lẻ Việt Nam

Nguồn Nikkei Asia Review