Tại sao Việt Nam hấp dẫn Zara, Mango, H&M?
Tai nạn tại Bangladesh mới đây đã gây sức ép cho các hãng sản xuất nói chung và sản xuất thời trang nói riêng. Họ buộc cân nhắc nơi để đặt nhà máy để thắt chặt chuỗi cung, một giám đốc của một thương hiệu thời trang toàn cầu tại Hong Kong nhận định.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam trở thành địa điểm lý tưởng cho các hãng thời trang lớn như Zara, Mango và H&M với lợi thế về luật lao động, lương công bằng và ngành may mặc phát triển, giới chuyên gia nhận định.
Giám đốc dự án Better Work của Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam nhận định, tận dụng nhân công giá rẻ chỉ là lợi thế ngắn hạn, chiến lược chi phí thấp, nhưng nếu Việt Nam muốn cạnh tranh trong dài hạn với lợi thế ngoài lao động giá rẻ cần cố gắng cải thiện luật lao động. Bà nhấn mạnh thêm, các doanh nghiệp sẽ bị cuốn hút tới Việt Nam nơi có lương cao hơn 3 lần so với Bangladesh nếu họ có tiếng tăm, họ sẽ cố gắng duy trì.
Trái lại, Bangladesh có lợi thế chi phí sản xuất rẻ và có xu hướng tận dụng các công xưởng bóc lột sức lao động nhân công hơn là đầu tư cho công nghệ.
Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam quý I đạt 3,1 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam là cải tiến công nghệ, chuyên gia luật Nguyễn Đình Huân cho AFP hay.
Ngoài Việt Nam, các nước như Thái Lan cũng hấp dẫn các hãng thời trang lớn nhờ cải thiện tiêu chuẩn tại các nhà máy tuy chưa thực sự đáng kể đối với các xưởng nhỏ.
Nguồn ABS-News/Dân Việt