Tại sao Starbucks không chọn đối tác Việt Nam?
Như vậy, không giống như nhiều thương hiệu fastfood khác khi đến Việt Nam thường áp dụng biện pháp nhượng quyền thương mại (franchise) hay liên kết, liên doanh với một đối tác trong nước, Starbucks đã lựa chọn một công ty nước ngoài.
Điều này cho thấy chiến thuật khôn ngoan của công ty này khi xâm nhập từng thị trường riêng lẻ. Đối với các quốc gia chưa có thói quen dùng cà phê như Trung Quốc, Ấn Độ, Starbucks lựa chọn liên kết với một số nhà cung cấp trong nước để dễ dàng xâm nhập vào thị trường.
Với thị trường đã có nền văn hóa cà phê mạnh như Việt Nam, Starbucks lại lựa chọn một đối tác nước ngoài. Có thể thấy ưu tiên của tập đoàn này khi tìm kiếm đối tác tại Việt Nam là một doanh nghiệp có khả năng quản lý chuỗi - điều mà doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém.
|
Trong khi đó, điểm qua một số thông tin có thể thấy đối tác của Starbucks có quy mô và năng lực quản lý chuỗi mà hiếm doanh nghiệp trong nước nào đạt được.
Được thành lập năm 1956, tập đoàn này hiện có 760 cửa hàng, cung cấp dịch vụ rất đa dạng, bao gồm các nhà hàng Trung Quốc, Âu, Á, chuỗi nhà hàng Nhật Bàn. Trung bình chuỗi cửa hàng của Maxim Hong Kong phục vụ 630.000 khách mỗi ngày
Đây cũng là tập đoàn đưa Starbucks đến Hồng Kông và Ma cao. Vào Hồng Kông từ năm 2000, sau hơn 10 năm phát triển, hiện tại Starbucks đã có 110 nằm ở những trung tâm thương mại, khu vực giải trí xuyên suốt Hồng Kông và Ma cao.
Tập đoàn này còn có nhiều chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, bánh ngọt, cà phê.
Thương hiệu bánh trung thu Hong Kong Maxim’s Mooncakes là thương hiệu bánh trung thu số 1 Hồng Kông từ năm 1998 đến nay.
Việc chọn lựa một đối tác có thâm niên lâu năm với Starbucks, đồng thời có nhiều kinh nghiệm trong việc vận hành, quản lý chuỗi, Starbucks đang cho thấy mình đã tìm hiểu kỹ càng thị trường Việt Nam. Cuộc chiến tranh giành thị phần giữa Starbucks và các nhãn hiệu khác như HighLand, Gloria Jean, the Coffe bean hứa hẹn sẽ ngày càng khốc liệt.
Nguồn CafeF