Tại sao giá cao su sụt giảm?
Do đó, nguồn cung không đủ đáp ứng nhu cầu làm giá cao su tăng đáng kể từ năm 2005 - 2008, nhưng sau đó giá sụt giảm vì khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 – 2009.
Để sớm phục hồi, một số nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu có chính sách kích cầu quá mạnh nên lượng cao su tiêu thụ tăng cao trong khi nguồn cung chưa đáp ứng kịp, tạo cơ hội đẩy giá cao su tăng đột biến và đỉnh điểm là tháng 2/2011.
Myanmar đã tăng 431 ngàn ha, Việt Nam tăng 423 ngàn ha, Trung Quốc tăng 224 ngàn ha, Lào tăng 223 ngàn ha, Campuchia tăng 167 ngàn ha, Thái Lan tăng 124 ha và Ấn Độ tăng 112 ngàn ha. Malaysia và Indonesia giảm gần 300 ngàn ha chủ yếu chuyển qua cây cọ dầu.
Năm 2013, sản lượng cao su thiên nhiên thế giới đạt 12,04 triệu tấn, mức tiêu thụ chỉ đạt 11,4 triệu tấn, dư thừa 644 ngàn tấn và làm cung vượt cầu trong 3 năm liên tiếp lên hơn 1,4 triệu tấn, trong đó tổng lượng cao su dự trữ tại Trung Quốc vào cuối năm 2013 còn tồn hơn 600 ngàn tấn, là mức cao nhất so với trước đây.
Giá khá ổn định từ năm 1976 đến 1993 nhưng ở mức thấp khoảng 600 - 800 USD/tấn. Từ năm 1994 – 1997, giá tăng lên đến 1.200 - 1.300 USD/tấn, nhưng khủng hoảng tài chính châu Á 1997 - 1998 đã làm giá sụt giảm liên tục và chỉ còn 539 USD/tấn năm 2001, diện tích cây cao su phát triển chậm từ 2001 – 2004.
Năm 2005, khi cung thấp hơn cầu, giá cao su Việt Nam tăng đáng kể lên 1.450 USD/tấn và đạt 2.435 USD/tấn năm 2008, nhưng sau đó giảm còn 1.677 USD/tấn năm 2009 vì khủng hoảng kinh tế thế giới. Dưới tác động của các chính sách kích cầu và yếu tố đầu cơ trên thị trường thế giới, giá cao su Việt Nam cũng tăng đột biến và đạt đỉnh điểm 4.562 USD/tấn trong tháng 2/2011, riêng chủng loại SVR 3L đạt 5.704 USD/tấn.
Trong tháng 5/2014, giá cao su xuất khẩu chỉ đạt 1.842 USD/tấn, giảm 41% so với cùng kỳ năm 2013 và giảm 60% so với giá đỉnh điểm tháng 2 năm 2011. Thị trường xuất khẩu cao su cũng bị thu hẹp, trong 5 tháng đầu năm 2014, lượng cao su xuất khẩu đã giảm 17% so với cùng kỳ năm trước và giảm 37% về giá trị.
Người trồng cao su đã cân nhắc để chuyển đổi sang cây trồng khác, theo thống kê sơ bộ đã lên khoảng 2 ngàn ha đến tháng 6/2014. Tuy nhiên, đối với những vườn có chất lượng và năng suất cao, phần lớn người trồng vẫn tìm cách duy trì và ứng phó bằng cách giảm chi phí, giảm phân bón, giảm số ngày cạo hoặc dừng cạo tạm thời.
Đối với doanh nghiệp, hầu hết đều cố gắng duy trì hoạt động sản xuất, bảo đảm thu nhập cơ bản cho công nhân tuy giảm so với trước đây và tích cực tiết kiệm chi phí để giảm giá thành, đồng thời tăng tốc độ tái canh để bổ sung nguồn thu từ gỗ và điều chỉnh giảm sản lượng để góp phần cân đối cung cầu.
Nếu năng suất quá thấp hoặc hiệu quả kém, nên cưa đốn để bán gỗ tạo vốn tái canh hoặc chuyển sang cây trồng khác, và tránh thanh lý vườn cao su già ồ ạt để không bị ép giá gỗ. Khi trồng lại, cần sử dụng những giống năng suất cao trên 2 – 3 tấn/ha được Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam khuyến cáo phù hợp theo vùng để đạt hiệu quả kinh tế cao và tăng khả năng chống chịu trong thời kỳ giá thấp.
Mỗi hộ nếu có 3 ha cao su có thể thu được ít nhất 165 đến 240 triệu đồng/hộ/năm và lãi từ 22,5 đến 30 triệu đồng/hộ/năm, tỷ suất lợi nhuận vẫn còn khoảng 15%. Ngoài ra, thu nhập của người trồng còn được bổ sung trên 300 triệu đồng từ gỗ cây cao su (100 triệu đồng gỗ/ha) vào cuối chu kỳ khai thác để có vốn tái canh.
Nếu giá phục hồi trên 40 triệu đồng/tấn, hiệu quả kinh tế của vườn cao su sẽ được cải thiện hơn nữa. Trước mắt, nên giảm sản lượng kết hợp với giảm chi phí, giảm số ngày cạo hoặc dừng cạo tạm thời, không cạo ngày nghỉ ngày lễ, không mở cạo sớm vườn cây chưa đủ tiêu chuẩn, giảm phân bón cho vườn đã trưởng thành, làm cỏ tối thiểu… Có thể trồng xen hoặc chăn nuôi kết hợp để tạo thêm nguồn thu nhập trong lúc chờ giá phục hồi.
Để góp phần ngăn chặn giá cao su giảm sâu và sớm cân đối cung cầu nhằm phục hồi giá, từ tháng 2/2014, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã đồng thuận với các nước khuyến cáo giảm bớt sản lượng trong năm 2014 và không bán cao su với giá thấp hơn giá quốc tế.
Để hỗ trợ cho người trồng cao su giảm bớt khó khăn trong thời kỳ giá thấp hiện nay, Chính phủ Thái Lan và Malaysia vừa quyết định một số chính sách giúp nâng đỡ giá, nhờ vậy, giá cao su đã tăng nhẹ vào cuối tháng 6/2014.
Nhiều nước đang tích cực tìm giải pháp tăng cường sử dụng cao su thiên nhiên vào những sản phẩm mới và điều chỉnh giảm sản lượng trong năm 2014 – 2015 để sớm cân đối cung cầu, tạo điều kiện có thể phục hồi dần giá cao su thiên nhiên trước năm 2016.
Cây cao su hiện có trên 12,5 triệu ha ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ và đã cung cấp trên 12 triệu tấn cao su thiên nhiên năm 2013 làm nguồn nguyên liệu thiết yếu cho nhiều ngành công nghiệp và sản phẩm tiêu dùng như như lốp xe, găng tay, đế giày, chỉ thun, nệm, băng tải… Cây cao su còn là nguồn cung cấp gỗ vào cuối chu kỳ kinh tế, tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng để tái canh và góp phần thay thế gỗ rừng. Những dự án về tín chỉ cac-bon gần đây đã đưa cây cao su trở thành một trong những đối tượng quan trọng để góp phần giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường, đồng thời tăng thu nhập cho người trồng. Từ một cây rừng vùng Nam Mỹ, cao su đã trở thành cây trồng đa mục đích sau gần 140 năm phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, cây cao su cũng như những cây trồng khác, chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường, thời tiết và mặt hàng cao su thiên nhiên cũng chịu tác động của quy luật thị trường như những nông sản khác trên thế giới, khó có thể điều tiết theo ý chí chủ quan nhất là khi thành phần sản xuất chủ yếu là hộ nông dân và nguyên liệu cao su là một phần trong chuỗi cung ứng sản phẩm cao su toàn cầu. Với diện tích cao su tiểu điền trên 90%, ba nước sản xuất cao su thiên nhiên hàng đầu gồm Thái Lan, Indonesia và Malaysia đã thành lập Hội đồng Cao su quốc tế ba bên nhằm bảo vệ giá cho dân trồng cao su và ngăn chặn giá giảm sâu bằng nguồn vốn từ Chính phủ để mua trữ cao su, tuy thành công vào năm 2001 – 2002 nhưng không thể điều tiết được giá năm 2012 – 2014 khi cung vượt cầu quá lớn. |
Nguồn Theo DVO/Hiệp hội cao su