Tái cơ cấu Vinalines gặp khó vì không còn khả năng trả nợ
Tuy nhiên, tiến độ thực hiện công tác cổ phần hoá doanh nghiệp còn chậm. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp phần lớn gặp khó khăn về tài chính, âm vốn chủ sở hữu, phải xử lý thông qua mua bán nợ; công tác quản trị doanh nghiệp của các DNNN ngành giao thông vận tải chưa đạt yêu cầu, dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp.
Theo quyết định của Chính phủ, Vinashin phải thực hiện tái cơ cấu với 216 công ty con; 19 đơn vị thỏa thuận với Công ty mua bán nợ (DATC) để thực hiện cổ phần hoá, mua bán nợ, nhưng đến thời điểm này chưa làm được đơn vị nào.
Trong số 43 doanh nghiệp giữ lại, kế hoạch là cổ phần hoá 13 công ty mẹ và 12 công ty con thuộc tập đoàn, đến thời điểm này cũng chưa triển khai được đơn vị nào.
Đại diện Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-Vinalines trong khi đó cũng thừa nhận, đề án tái cơ cấu tổng công ty đang được triển khai, nhưng khó khăn do vận tải biển gặp khó. Khả năng trả nợ của Vinalines hiện nay gần như không có.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng cho rằng các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp thuộc Bộ cần tập trung nguồn lực, thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp phát triển để cơ bản hoàn thành tái cơ cấu trong năm 2013 theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải phê duyệt; đẩy mạnh công tác cổ phần hoá; xác định rõ khối lượng và cơ bản hoàn thành việc xử lý nợ đọng, nợ xấu, bảo đảm cơ cấu tài chính hợp lý, giảm chi phí, công khai, minh bạch, dân chủ trong quá trình cổ phần hoá…
Nguồn Hà Nội mới