Sự tiến hóa của các nhà cung cấp cho Samsung ở Việt Nam
Từ chỉ phục vụ cho Samsung
Theo Nikkei, cách đây một thập niên, Samsung tuyên bố sẽ sản xuất điện thoại thông minh tại Việt Nam, kéo theo đó là một chuỗi các nhà cung ứng nội địa cho tập đoàn này. Đến nay, sau mười năm củng cố các kinh nghiệm có được khi làm việc với tập đoàn Hàn Quốc này, các nhà cung ứng nội địa của Việt Nam bắt đầu vươn ra tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới.
HIện nay, có tổng cộng 29 công ty cung ứng cho dây chuyền sản xuất điện thoại lớn nhất của Samsung, so với chỉ 4 công ty vào năm 2014. Đến năm 2020, con số này dự kiến vào khoảng 50 công ty. Các công ty này đã vươn ra các ngành công nghiệp khác như sản xuất ô tô, tận dụng tận dụng sức mạnh công nghệ mà Samsung đã chuyển giao để hình thành một chuỗi cung ứng địa phương.
Chi nhánh Việt Nam của công ty điện tử Nhật BảnMeiko Electronics là một trong những nhà cung ứng chủ đạo của Samsung. Công ty này vừa quyết định đầu tư 100 triệu USD để xây thêm các phân xưởng tại nhà máy của mình; đây là khoản đầu tư lớn nhất từ trước đến nay của công ty này. Meiko chuyên sản xuất các bảng mạch in, một bộ phận dùng làm nền để gắn các linh kiện điện thoại thông minh.
Meiko hy vọng dùng các phân xưởng này để sản xuất các bảng mạch nhỏ hơn, từ đó giúp điện thoại mỏng hơn nhưng vẫn chắc chắn. Các phân xưởng này còn sản xuất bảng mạch cho các thiết bị thông tin liên lạc trên ô tô có khả năng kết nối 5G, chuẩn kết nối di động trong tương lai. Các mặt hàng này sẽ được xuất sang châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Giám đốc nhà máy Meiko Electronics Việt Nam, ông Shuji Ida cho biết hiện tay nghề kĩ thuật của công nhân Việt Nam đang ngày càng tăng lên.
Samsung đã tuyển dụng khoảng 160.000 người Việt Nam, và tại đây Samsung đã làm ra một phần lớn trong tổng số điện thoại được Samsung sản xuất toàn cầu, hơn 200 triệu thiết bị /năm. Trong năm 2013, điện thoại di động trở thành nguồn hàng xuất khẩu lớn nhất Việt Nam.
Mở rộng kinh doanh
Ban đầu, các nhà cung ứng địa phương của Samsung chủ yếu là chi nhánh của các công ty nước ngoài tại Việt Nam. Sau đó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Samsung chuyển giao công nghệ cho các công ty Việt Nam. Vì vậy Tông ty này đã cho mời các chuyên gia công nghệ đến để dạy những khóa đào tạo kéo dài 3 tháng cho các nhà cung cấp địa phương.
Chính những khóa đào tạo này đã giúp con số các nhà cung ứng địa phương của Samsung lên đến 29. Các kỹ thuật viên người Việt với kinh nghiệm làm việc cho các công ty nước ngoài cũng đã chuyển sang làm cho các công ty trong nước, mở rộng nguồn tuyển dụng cho các công ty này.
Các thương hiệu điện thoại thông minh cũng bắt đầu xuất hiện, được trang bị bằng những công nghệ mới và độingũ nhân viên lành nghề. Tập đoàn bất động sản Vingroup vừa cho ra mắt công ty sản xuất điện thoại thông minh VinSmart với số vốn 130 triệu USD, chuyên sản xuất điện thoại thông minh giá rẻ, đặt nhà máy tại một khu công nghiệp ở Hải Phòng.
Công ty Cổ phần Điện Tử ASANZO Việt Nam với thế mạnh là mặt hàng TV cũng có kế hoạch đầu tư 200 tỷ đồng để mở rộng dây chuyền sản xuất điện thoại, nâng sản lượng lên 600.00 cái. Công ty này cũng đang cân nhắc sản xuất điện thoại thông minh với giá chỉ có 1 triệu đồng.
Việt Nam đang rất lạc quan về khả năng trở thành một sự lựa chọn cho các công ty nước ngoài đặt trụ sở, khi hiện nay các công ty đang có chiến lược “Trung Quốc cộng một” nhằm đưa sản xuất đến các nước châu Á khác ngoài Trung Quốc. Hiện nay, các công ty Việt Nam vẫn thiên về công việc đòi hỏi nhân công. Để thành công trong chiến lược này, Việt Nam bắt buộc phải có bước nhảy vọt về công nghệ để xây dựng một chuỗi cung ứng cho nền công nghiệp chế tạo điện thoại thông minh.
Xuất khẩu các sản phẩm điện thoại thông minh của Samsung đã giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại suốt từ 2012 đến nay. Chính quyền Việt Nam đặt mục tiêu trở thành đất nước công nghiệp hóa vào năm 2020, và đang tiếp tục tìm kiếm cơ hội để phát triển nền công nghiệp nội địa bằng cách hợp tác với các công ty nước ngoài.
Các doanh nghiệp nước ngoài cũng đang bị hấp dẫn bởi thị trường có dân số 94 triệu người của Việt Nam với độ tuổi trung bình là 30. General Motors vừa công bố thỏa thuận liên kết với Vingroup cho phép công ty sản xuất ô tô từ Mỹ chia sẻ mạng lưới bán hàng của Vingroup và Vingroup được sản xuất ô tô dưới bản quyền của General Motors.
Samsung là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam, công ty này đã đổ 50,5 tỷ USD vào Việt Nam kể từ năm 1988, khoảng 30% tổng số đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Một công ty khác cũng của Hàn Quốc, tập đoàn điện tử LG cũng đang xây dựng thêm nhà máy tại Việt Nam, đồng thời mở rộng hệ thống bán lẻ, dịch vụ bất động sản, tài chính và sản xuất.
Nguồn nikkei