Thứ Tư | 18/06/2014 12:28

Số mệnh kỳ lạ của Thông tư chỉ có thời hiệu… một ngày

Trong hệ thống văn bản luật, Nghị định, Thông tư... có lẽ chưa có văn bản nào có số mệnh ngắn ngủi lạ kỳ như Thông tư số 38/2013/TT-BNNPTNT.
Trong lịch sử tồn tại của các hệ thống văn bản luật, Nghị định, Thông tư... có lẽ chưa có văn bảnnào có số mệnh ngắn ngủi lạ kỳ như Thông tư số 38/2013/TT-BNNPTNT về Danh mục bổ sung các loại phânbón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.

Sau suốt một thời gian dài được lên kế hoạch để xây dựng, khảo nghiệm cũng như trải qua các cấp xemxét, phê duyệt đầy đủ, thế nhưng chỉ đúng 1 ngày được ban hành, Thông tư trên lại bị đình chỉ... vôthời hạn.

Đằng sau sự đình chỉ của thông tư này, một loạt những câu chuyện khác về tính minh bạch, công bằngtrong kiểm điểm cán bộ; về những thiệt hại "ngầm" của hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ cũng dần đượché mở.

Số phận của Thông tư phải "chết yểu"
Thông tư số 38/2012/TT-BNNPTNN về Danh mục bổ sung các loại phân bón được phép sản xuất, kinh doanhvà sử dụng tại Việt Nam là một trong những số văn bản có tuổi đời vào loại ngắn nhất khi phải mấtnhiều tháng để "thành hình" nhưng lại chết yểu ngay ngày được ra đời.

Thông tư số 38/2013/TT-BNNPTNT - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với nội dung ban hành danhmục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam. Theo đó, ngành nôngnghiệp sẽ có 785 loại phân bón được bổ sung và 193 loại phân bón được thay thế.

Theo tìm hiểu của phóng viên Vietnam+, cơ sở đầu tiên để hình thành Thông tư 38 là dựatrên một loạt tờ trình do Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Trần Xuân Định gửi lãnh đạo Bộ Nông nghiệpvà Phát triển Nông thôn về danh mục các loại phân bón được sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở ViệtNam.

Cụ thể, vào ngày 25/6/2013, trong Tờ trình số 1525, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt nêu rõ: Hiện,danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam gồm 564 loại; danhmục các loại phân bón đã có trong danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tạiViệt Nam nhưng có sự thay đổi về tên, đơn vị đăng ký do hoạt động chuyển nhượng, chuyển giao gồm193 loại và danh mục các loại phân bón tái đăng ký từ các danh mục phân bón đã quá hạn lưu hành tạikhoản 2, Điều 8 Thông tư 36/2010/TT-BNNPTNT gồm 46 loại.

Mặt khác, văn bản cũng có đoạn: "Để đáp ứng kịp thời yêu cầu của thời vụ sản xuất nông nghiệp, phụcvụ nhu cầu sản xuất của các đơn vị sản xuất, kinh doanh phân bón đồng thời tăng cường công tác quảnlý Nhà nước, Cục Trồng trọt đề nghị Bộ trưởng xem xét quyết định ban hành Danh mục bổ sung các loạiphân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam."

Tiếp đó, đến ngày 2/7 cùng năm, Phó Cục trưởng Định tiếp tục ký tờ trình số 1602 nêu rõ việc Cụcnày đã tiến hành rà soát và tổng hợp danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sửdụng tại Việt Nam.Cụ thể, danh mục bổ sung phân bón được sản xuất, kinh doanh và sử dụng gồm 785loại; danh mục các loại phân bón đã có trong danh mục nhưng có sự thay đổi về tên, đơn vị đăng kýdo chuyển nhượng, chuyển giao là 193 loại.

Trên cơ sở một loạt tờ trình kể trên, tới ngày 9/8/2013, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đã ký ban hànhThông tư số 38 về danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2013.

Tuy nhiên, điều đáng nói hơn, vào đúng ngày này, một Thứ trưởng khác của Bộ Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn là ông Vũ Văn Tám lại ký quyết định số 2158/QĐ-BNN-PC về việc ngưng hiệu lực thihành đối với Thông tư 38. Quyết định này căn cứ vào Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghịđịnh số 01/2008/NĐ-CP ngày 3/1/2008 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chứccủa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và đề nghị của Vụ trưởng vụ Pháp chế, Cục trưởng CụcTrồng trọt.

Đến ngày 24/9, tại Thông báo số 4388, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu dừng hiệu lực thihành của Thông tư 38 và tiến hành thanh tra trình tự, thủ tục ban hành danh mục cácloại phân bón tại Thông tư 38.

Như vậy, chỉ sau đúng chưa đầy 24 giờ từ lúc chính thức có hiệu lực, Thông tư 38 đã gần như ngaylập tức bị đình chỉ trong sự ngỡ ngàng của rất nhiều các cán bộ tham gia khảo nghiệm và góp phầnxây dựng nên văn bản này.

Quy trình xây dựng chặt chẽ
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Cao Việt Hưng, cán bộ Phòng Sử dụng đất, phânbón-Cục Trồng trọt cho hay: Thông tư 38 được xây dựng dựa trên một quy trình hết sức nghiêm ngặt vàđã được trải qua rất nhiều khâu kiểm tra, rà soát từ cấp Phòng, Cục, Vụ và Bộ.

Cụ thể, theo ông Hưng, khâu đầu tiên, các công ty có sản phầm mới sẽ phải làm hồ sơ gửi về CụcTrồng trọt để đề nghị được khảo nghiệm. Hồ sơ này bao gồm đơn đề nghị, hợp đồng với đơn vị thựchiện khảo nghiệm...

"Tiếp đó, căn cứ theo hồ sơ, Cục sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký khảo nghiệm và Công văn đồng ý chosản xuất phân bón để khảo nghiệm hoặc Công văn đồng ý nhập khẩu phân bón để khảo nghiệm," ông Hưngcho hay.

Sau các bước khảo nghiệm thực tế tại đồng ruộng (thông thường là 1 năm), công ty và đơn vị thựchiện khảo nghiệm lấy xác nhận của địa phương nơi tiến hành khảo nghiệm, tập hợp số liệu và có báocáo gửi về Cục Trồng trọt để Cục này kiểm tra, rà soát và đề nghị Lãnh đạo ký quyết định thành lậpHội đồng khoa học.Trên cơ sở các đánh giá của cả Hội đồng, Cục trồng trọt mới xây dựng dự thảo cácquyết định công nhận phân bón mới để chuyển Phòng Pháp chế Thanh tra của Cục kiểm tra.

"Đáng nói hơn, sau khi dự thảo Thông tư ban hành Danh mục được lãnh đạo Cục ký trình, dự thảo tiếptục đi qua Vụ Pháp chế của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Văn phòng Bộ rồi mới được trìnhlên lãnh đạo Bộ ký và ban hành," ông Hưng nhấn mạnh.

Theo ý kiến của vị cán bộ này, quy trình để xây dựng, ban hành các Thông tư nói chung và Thông tư38 nói riêng là hết sức chặt chẽ và có sự tham gia của nhiều bộ phận chức năng.

"Vì vậy, khi Thông tư 38 bị gác lại, hầu hết chúng tôi đều rất bất ngờ," ông Hưng chia sẻ.

Ngay sau khi có quyết định thành lập, Đoàn Thanh tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đãvào cuộc để rà soát lại trình tự thủ tục xây dựng thông tư số 38/2013-TT-BNNPTNT và đưa ra kết luậncủa mình.

Tuy nhiên, đây cũng là điểm khởi đầu đánh dấu cho một loạt những mâu thuẫn kéo dài về sau liên quantrực tiếp đến lợi quyền của người lao động.

Nguồn Vietnam+


Sự kiện