Thứ Hai | 28/10/2013 09:28

Số lượng công chức tăng lên rất nhanh

Việc tuyển dụng viên chức trong ba năm (2010 - 2012) tăng rất nhanh, mục tiêu tinh giản biên chế trong bộ máy nhà nước không thực hiện được.
Ảnh: cpv.org.vn

Báo cáo giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức" của Uỷ ban thường vụ gửi Quốc hội mới đây cho biết

Đặc biệt, về tổ chức bộ máy nhà nước, sau khi sáp nhập một số bộ thì việc thànhlập nhiều tổng cục và cục thuộc bộ lại tăng lên. Về hình thức là giảm số bộ, nhưng thực chất khônggiảm số đơn vị trực thuộc và cũng không giảm về biên chế. Theo số liệu thống kê thì biên chế tăngtrong cả hệ thống từ Trung ương đến địa phương.

Cụ thể, số cán bộ, công chức nghỉ chế độ, chính sách trong ba năm (2010 - 2012),là hơn 28.000 người, trong khi số tuyển mới là hơn 63.000 người, bằng 9,3% so với tổng số cán bộ,công chức. Số viên chức nghỉ chế độ, chính sách trong ba năm đó là hơn 63.000, số tuyển mới là hơn263.000 người, bằng 18,2% so với tổng số viên chức.

Báo cáo của Chính phủ cũng còn thiếu số liệu của một số tỉnh và không có số liệucán bộ cấp huyện, cấp tỉnh. Một số tỉnh có báo cáo nhưng số liệu chưa đầy đủ, thiếu chính xác.

Đáng chú ý, việc phân cấp thẩm quyền tuyển dụng chưa có sự thống nhất kiểm tra,kiểm soát và quản lý từ Trung ương đến địa phương; chưa có lộ trình gắn với việc chuyển đổi từphương thức quản lý theo chỉ tiêu biên chế sang vị trí việc làm; tư duy bao cấp trông chờ vào nguồnlực từ ngân sách nhà nước vẫn còn nặng nề. Điều này dẫn đến tình trạng gia tăng về số lượng viênchức, tạo gánh nặng cho ngân sách nhà nước hoặc kinh phí có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

Uỷ ban thường vụ Quốc hội còn cảnh báo về chất lượng cán bộ nhà nước, ảnh hưởngđến hiệu lực, hiệu quả hoạt động công vụ. Tính đến hết tháng 12.2012, cả nước có hơn 63.000 cán bộ,công chức chưa qua đào tạo. Tỷ lệ có trình độ cao chủ yếu tập trung ở Trung ương và các tỉnh, thànhphố lớn.

Việc giám sát của Uỷ ban thường vụ cũng cho thấy, việc đánh giá cán bộ vẫn còntình trạng chủ quan, cảm tính, nể nang, thiếu tính toàn diện, thiếu những tiêu chí cụ thể, chưaphản ánh đúng thực chất để làm cơ sở cho công tác bổ nhiệm. Vì vậy nếu căn cứ vào báo cáo thì tỷ lệcán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ rất ít, trong khi dư luận đánh giá tỷ lệ này là cao.Trên thực tế, cơ chế đánh giá cán bộ, công chức như hiện nay rất khó xác định đúng và chính xác aihoàn thành hay không hoàn thành nhiệm vụ.

Từ đó, Uỷ ban thường vụ kiến nghị cần có tổng kết, đánh giá và tiếp tục thực hiệntinh giản biên chế theo chủ trương của Đảng để tìm ra nguyên nhân, khắc phục tình trạng tăng bộmáy, biên chế như số liệu đã nêu. Rà soát, điều chỉnh, cân đối lại số lượng cán bộ, công chức, viênchức của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trên cơ sở đó xây dựng tiêu chí, định mức laođộng làm cơ sở cho việc phân bổ chỉ tiêu biên chế các ngạch, bậc công chức, viên chức.

Nguồn Sài Gòn tiếp thị


Sự kiện