Sở hữu chồng chéo là nguồn gốc của nợ xấu?
Chính vì vậy, nếu chỉ xử lý nợ xấu mà quên mất nguồn gốc sở hữu chồng chéo (ông Anh Tuấn nhấn mạnh, "chồng chéo" - chứ không chỉ là sở hữu chéo) thì vấn đề sẽ không được giải quyết triệt để.
Thậm chí, nguy hiểm hơn, chính chúng ta đang dùng sở hữu chồng chéo để sở hữu nợ xấu.
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn đề ra giải pháp để có thể giải quyết tận gốc vấn đề nợ xấu, vốn gây nhức nhối đối với nền kinh tế nước ta những năm gần đây. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, giảm xung đột lợi ích bằng cách tách bạch quyền sở hữu và quyền giám sát. Nếu không tách rời sẽ tạo rủi ro đạo đức.
Thứ hai, tăng quy luật thị trường. Cần xóa bỏ những ngoại lệ trong quá trình thực thi giám sát thực thi các quy định của pháp luật.
Thứ ba, cần xóa bỏ sở hữu Nhà nước, xóa bỏ sở hữu của các Tập đoàn Nhà nước trong hệ thống Ngân hàng.
Thứ tư, tăng cường giám sát thị trường, và giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước trong hệ thống ngân hàng đến một con số có ý nghĩa.
Thứ năm, xử lý nghiêm sở hữu chồng chéo. Trên thực tế, chúng ta không thiếu các quy định, mà chỉ là thực hiện chưa thực sự nghiêm túc.
Thứ sáu, tạo lập khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng tài chính.
Tất nhiên, những kết luận nói trên của ông Đỗ Thiên Anh Tuấn chỉ là những kết quả nghiên cứu mà thôi, ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, đồng thời là chủ tọa Diễn đàn lưu ý.
Nguồn CafeF/Trí Thức Trẻ