SME chiếm 60-70% số người lao động ở hầu hết các quốc gia. Ảnh: TL.

 
Việt Thương Thứ Ba | 11/05/2021 13:30

SME: Động lực phục hồi kinh tế sau đại dịch

Sự linh hoạt của doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) giúp họ có khả năng phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ.

Facebook vừa thực hiện khảo sát về tác động liên tục của COVID-19 đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên nền tảng này tại 27 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam và ra mắt Báo cáo về tình hình doanh nghiệp nhỏ năm 2021 (State of Small Business Report). Một năm sau đại dịch, môi trường kinh doanh tiếp tục khó khăn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên khắp thế giới. Báo cáo này được thực hiện nhằm cung cấp những hiểu biết quan trọng giúp tạo ra những hỗ trợ có ý nghĩa đối với nhóm đối tượng này.

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam theo khảo sát này cho thấy, tỉ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) phải đóng cửa vào tháng 2 năm 2021 là 24%, so với mức trung bình toàn cầu là 16% vào tháng 10 và 29% vào tháng 5.2020. Cũng theo báo cáo này, hiện có 78% doanh nghiệp trên Facebook tại Việt Nam đang hoạt động hoặc có hoạt động tạo doanh thu.

 

Tác động đến kinh doanh và việc làm

SME chiếm 60-70% số người lao động ở hầu hết các quốc gia; 30% doanh nghiệp đang hoạt động trên toàn cầu cho biết đã phải cắt giảm nhân sự kể từ khi bắt đầu đại dịch.

27% SME do phụ nữ làm chủ và 21%  do nam giới làm chủ trên toàn thế giới phải đóng cửa do tác động của đại dịch, trong khi tỉ lệ này ở Việt Nam lần lượt là khoảng 20% và 25%. 40% SME đang hoạt động tại Việt Nam đã buộc phải cắt giảm nhân sự.

Trong số đó, có tới 27% phải cho toàn bộ nhân viên nghỉ việc trước tác động của đại dịch. Bên cạnh đó, 62% doanh nghiệp đang hoạt động trên Facebook tại Việt Nam cho biết doanh số bán hàng của họ trong tháng qua thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, trong giai đoạn trước khi xảy ra đại dịch.

Tuy nhiên, khảo sát của Facebook cũng cho thấy một số doanh nghiệp đã bắt đầu phân bổ lại nhân sự: 18% đang hoạt động cho biết trong 3 tháng qua, họ đã tuyển dụng lại những công nhân đã bị buộc thôi việc hoặc sa thải trước khi đại dịch bắt đầu. Khoảng 25% doanh nghiệp tham gia khảo sát tại Việt Nam báo cáo tăng doanh thu so với năm ngoái; 55% doanh nghiệp đang hoạt động trên Facebook tại Việt Nam cho biết họ tự tin vào khả năng tiếp tục hoạt động trong ít nhất 6 tháng nếu tình hình hiện tại vẫn tiếp diễn.

Nhu cầu khách hàng giảm là một trong những thách thức chính

Do doanh số bán hàng tiếp tục thấp hơn cùng kỳ năm ngoái, chủ SME cho rằng một trong những lo lắng chính của họ là nhu cầu khách hàng đang giảm dần; 19% số doanh nghiệp đang hoạt động trên Facebook có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức liên quan đến dòng tiền; 24% quan ngại về những thách thức liên quan đến nhu cầu khách hàng giảm hoặc thiếu hụt khách hàng trong vài tháng tới.

 

Chuyển đổi số là một phương thức để phục hồi

Phần lớn SME đã thích nghi với điều kiện kinh doanh do hậu quả của đại dịch. Phần lớn báo cáo rằng họ đã thay đổi ít nhất một khía cạnh của cách thức kinh doanh hiện nay để thích ứng với hoàn cảnh mới. Hơn 1/4 doanh nghiệp SME (26%) cho biết họ đã thay đổi sử dụng các công cụ trực tuyến. 

Công cụ kỹ thuật số trở nên quan trọng hơn đối với nhiều SME trong việc giúp họ thích ứng với những thách thức hiện tại. Hơn một nửa (55%) đang hoạt động trên toàn cầu cho biết họ sử dụng các công cụ kỹ thuật số để giao tiếp với khách hàng, chủ yếu thông qua quảng cáo và bán hàng hóa, dịch vụ