Funding.vn

 
Lê Trang Thứ Ba | 14/11/2017 08:15

Sinh viên với ý tưởng giải cứu nông sản Việt

Đó là anh chàng Trần Lê Anh Khoa, sinh viên một trường ĐH ở TP.HCM đã phát kiến, chế tạo thành công màng bảo vệ nông sản sau thu hoạch Bio Chitosan.

Ý tưởng nghiên cứu của Khoa xuất phát từ việc người dân cả nước phải chung tay giải cứu chuối cho nông dân Đồng Nai và một số nông sản các địa phương khác. Anh Khoa đã phát kiến, chế tạo thành công màng bảo vệ nông sản sau thu hoạch Bio Chitosan. Sản phẩm này sẽ là một trong những giải pháp giúp nâng cao giá trị kinh tế cho nông sản Việt.

Sinh vien voi y tuong giai cuu nong san Viet
Trần Lê Anh Khoa tại một cuộc thi Dự án khởi nghiệp. Ảnh: Anh Tuấn

Ý tưởng xuất phát từ nhu cầu thực tế

Đầu năm 2017, chuối Đồng Nai rớt giá thê thảm, các chiến dịch giải cứu chuối, hỗ trợ nông dân trồng chuối được phát động rộng rãi khắp các địa phương, đến từng đoàn thể. Việc chưa có phương cách để bảo quản chuối nên nông dân lo sợ, cắt bán chuối non khiến giá trị thu được rất thấp. “Được mùa mất giá” chính là thực trạng của nhiều loại nông sản Việt trong những năm gần đây.

Theo thống kê của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO), tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản ở các nước đang phát triển lên đến 20-30%. Ở những quốc gia nghèo như Việt Nam, tỷ lệ này còn cao hơn. Trong khi đó, nhiều nhà khoa học chỉ ra rằng, năng lực chế biến của Việt Nam chỉ khoảng 200.000 tấn/năm (2% sản lượng), chủ yếu là các loại rau quả đóng hộp, nước quả đóng lon. Tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản ở Việt Nam khoảng hơn 25% đối với các loại quả và hơn 30% đối với các loại rau, và 15-20% với các loại lương thực khác…, thất thu khoảng 3.000 tỷ đồng/năm. 

Nhiều nguyên nhân dẫn đến các tổn thất này như do cách thu hoạch, đóng gói, vận chuyển và nhất là khâu bảo quản sau thu hoạch chưa được quan tâm đúng mức…

Đọc nhiều thông tin trên báo chí, đi khám phá thực tế nỗi khổ của bà con nông dân Trần Lê Anh Khoa, sinh viên năm 4, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM đã nghiên cứu, sáng tạo ra một sản phẩm hữu dụng. Đó là màng bảo quản nông sản Bio Chitosan. Đây là kết quả của công trình nghiên cứu kết hợp sinh học giữa phế phẩm nhà máy thủy sản như vỏ giáp xác (tôm, cua, ghẹ, răng mực…) với trái Thanh Long ở Bình Thuận. Chính việc sử dụng phế thải này nên sản phẩm có giá thành rẻ hơn nhiều sản phẩm ngoại nhập khoảng 50%.

Bởi khi vỏ giáp xác phế phẩm trên kết hợp với trái thanh long thì tạo thành một sản phẩm mang lại một giá trị rất lớn và sản phẩm mang tính tự nhiên và an toàn cao – Chế phẩm sinh học Bio Chitosan. Sản phẩm này góp phần hạn chế rủi ro tối thiểu cho người nông dân trồng thanh long – tận dụng tối đa nguồn thanh long không đạt chuẩn đồng thời nâng cao giá trị trái xuất khẩu qua việc tăng thời gian bảo quản những trái đạt chuẩn thông qua việc tạo màng bảo quản Chitosan từ thanh long dạt và phế phẩm giáp xác. Qua đó là việc tận dụng nguồn phế thải nhà máy thủy sản góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường và tạo thêm một phần kinh tế từ nguồn phế phẩm đó.

Theo Anh Khoa, sản phẩm có thể tạo được màng bảo quản với một lớp màn ngăn chặn sự phát triển của các loại bệnh, làm chậm quá trình bóc hơi nước từ sản phẩm, làm sản phẩm có thể được bảo quản an toàn, và thời gian bảo quản được lâu hơn, thuận tiện cho quá trình xuất khẩu ra các thị trường phát triển như châu Âu. 

Đồng thời, giải pháp này giúp tiêu thụ một lượng thanh long và phế phẩm thủy sản một cách triệt để. Như thanh long Việt Nam càng phát triển mạnh nhưng lượng sản phẩm xuất khẩu chỉ vảo khoản 70-80%. Đó là lượng sản phẩm loại 1, còn thật chất những sản lượng thanh long không được đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thì lại rất nhiều, lượng tiêu thụ sản phẩm trong nước còn yếu kém, chưa được sử dụng triệt để nên làm kéo theo nhưng loại sản phẩm đó có giá thành rất bấp bên, và rẻ.

Nếu như có thể phát triển được ngành sản xuất “Bio Chitosan” thì sẻ đem lại một niềm vui rất lớn cho người nông dân chúng ta. Đồng thời đem lại sự bình ổn giá cho thị trường thanh long nước nhà rất lớn, từ đó tạo điều kiện cho người nông dân có thể chú tâm vào phát triển thanh long và tạo điều kiện tạo ra một sản lượng sản phẩm Bio Chitosan đủ lớn để có thể bảo vệ các loại nông sản khác và cũng bảo quản chính trái thanh long sau khi thu hoạch một cách an toàn, đảm bảo chất lượng và đảm bảo về an toàn vệ sinh nhất. Tạo điều kiện thích hợp cho nên nông nghiệp phát triển theo một cách thông minh nhất.

Sinh vien voi y tuong giai cuu nong san Viet
Ảnh: Funding

Bio Chitosan giúp nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu

Tại chung kết cuộc thi Dự án khởi nghiệp Nông nghiệp lần 3, Anh Khoa mong muốn sản phẩm sẽ mang bước tiến mới cho ngành nông nghiệp Việt. Sản phẩm sẽ dần thay thế hoàn toàn các hóa chất bảo quản, các loại thuốc bảo quản nông sản trôi nổi trên thị trường hay các loại màng PE, polymer khó phân hủy. Bên cạnh đó, Khoa cũng hi vọng chế phẩm sinh học này sẽ được nghiên cứu thêm và ứng dụng được giá trị trong nhiều lĩnh vực khác như y học, mỹ phẩm, nghiên cứu khoa học…

Hiện nay, sản phẩm của Khoa được bán tại chuỗi cửa hàng phân phối, cửa hàng đại diện. Ngoài ra, sản phẩm còn bán trực tiếp tại các cửa hàng nông dược, cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật... Ngoài thị trường nội địa, Anh Khoa dự kiến sẽ chinh phục thị trường các quốc gia châu Á trong vài năm tới.

Anh Khoa cho biết việc kinh doanh sẽ nhắm tới các địa phương có sản xuất mạnh về các mặt hàng rau, củ, quả như Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Lâm Đồng, Bình Phước, Bắc Giang, Lào Cai… Các loại nông sản nhắm đến là thanh long, chuối, nhãn, xoài, cam, bưởi... Hiện sản phẩm được bán dưới dạng thô và dung dịch. Chitosan thô có giá bán 900 nghìn đồng/kg; Dung dịch bán giá 50 nghìn đồng/lít.


Chiến thắng của sự sáng tạo

Quán quân than không khói