SHB: Dấu ấn sau khi sáp nhập - tích hợp hệ thống core
Hệ thống hạ tầng công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sựphát triển của mỗi tổ chức tín dụng do nó ảnh hưởng đến tất cả các hoạt độngvà nhu cầu phát triển trong dài hạn của tổ chức tín dụng.
Bài toán trở nên hóc búahơn khi vấn đề không chỉ dừng lại ở các nghiên cứu, phương thức để đổi mới,nâng cấp hạ tầng công nghệ phù hợp với xu thế, mà còn làm sao để tích hợp nhiềuhệ thống công nghệ khác nhau thành một hệ thống đồng bộ mà vẫn đảm bảo hoạt độngxuyên suốt, đồng bộ, an toàn của tổ chức tín dụng.
Là một điển hình tiêu biểucho việc nhận sáp nhập thành công một tổ chức tín dụng theo chủ trương củaChính phủ và Ngân hàng nhà nước, SHB là tổ chức tín dụng duy nhất tính đến naygiải được thành công bài toán đó chỉ trong vỏn vẹn 4 tháng.
Trướcthời điểm nhận sáp nhập, những bước đi căn cơ đầu tiên của quá trình nhận sápnhập đã được SHB cơ bản hoàn tất. Nhưng sau thời điểm đó, SHB phải giải quyết mộttrong những vấn đề then chốt là tích hợp hai hệ thống CNTT của hai Ngân hàngthành thực thể thống nhất, hoạt động trên một nền tảng.
Do vậy, có thể nói nếungày 28/8/2012 là thời điểm SHB chính thức nhận sáp nhập HBB theo Quyết định củaNHNN thì ngày 30/4-1/5/2013 sẽ là một mốc son của SHB khi hoàn tích hợp hoàn chỉnhhệ thống Core của HBB vào SHB, đưa hai thực thế tồn tại song song trở thành mộtthực thể thống nhất, hoạt động với quy mô, hiệu quả, hiệu suất lớn mạnh hơn nhiềulần.
Theobà Đặng Thị Phương Ba – Giám đốc Khối CNTT Ngân hàng SHB, thời gian đầu, hai hệthống này được đồng thời vận hành để duy trì mọi hoạt động của Ngân hàng sausáp nhập và SHB chỉ đưa ra các công cụ, phương tiện để kiểm soát sự ổn định, antoàn của hai hệ thống.
Tuy nhiên, Ban Lãnh đạo SHB đã nhận thức rất rõ những bấtcập và rủi ro cho Ngân hàng về lâu dài. Bởi trên hai hệ thống Corebank, Core Thẻriêng biệt với những yêu cầu về tính năng, nhiệm vụ khác nhau thì các thao tác,quy trình xử lý nghiệp vụ cũng không giống nhau và đòi hỏi số lượng người thamgia thực hiện nhiều hơn.
Công tác xây dựng dữ liệu, thu thập số liệu phục vụ hoạtđộng thống kê, báo cáo mất rất nhiều thời gian và công sức. Việc vận hành hai hệthống cũng phát sinh nhiều kẽ hở, gây khó khăn trong quản lý, phát hiện và xửlý rủi ro. Quan trọng hơn, khách hàng tại các Chi nhánh vận hành hệ thống khácnhau sẽ không được hưởng những tiện ích về dịch vụ, sản phẩm giống nhau.
Trêncơ sở những nhận định đó, cuối tháng 12/2012, SHB quyết định thành lập Ban Dựán sáp nhập Corebank, Core Thẻ của HBB cũ vào hệ thống Core hiện hành của SHB.Ban Dự án có nhiệm vụ triển khai các công việc liên quan để chuyển đổi toàn bộdữ liệu từ hệ thống Corebank, Core Thẻ của HBB cũ để sử dụng duy nhất hệ thốngCorebank (Intellect) và Core Thẻ (SmartVisa) của SHB. Ngay sau khi được thành lập,Ban Dự án đã khẩn trương lập kế hoạch, phối hợp với các đối tác triển khai vớimục tiêu hoàn thành sáp nhập hệ thống vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5/2013.
ÔngĐinh Thế Song - Phó Giám đốc Khối CNTT SHB cho biết, sở dĩ Ban Dự án lấy mốc30/4-1/5/2013 làm thời điểm chuyển đổi toàn bộ hệ thống Corebank, Core Thẻ củaHBB cũ vào hệ thống hiện hành của SHB bởi đó là dịp nghỉ lễ, nhu cầu sử dụng dịchvụ ngân hàng ít hơn ngày thường, do đó hạn chế được tối đa ảnh hưởng tới kháchhàng do việc tạm ngừng hệ thống E-bank, ATM, Thẻ của SHB để phục vụ công tácsáp nhập. Như vậy, Ban Dự án chỉ có 4 tháng để vừa lên kế hoạch, vừa tìm đốitác, vừa triển khai thực hiện hoàn thành sáp nhập hệ thống.
Theocác cán bộ quản lý Dự án quan trọng này của SHB, thách thức lớn nhất không phảiở chất lượng nhân lực bởi các cán bộ tham gia Dự án đều là những người có kinhnghiệm lâu năm trong việc triển khai các dự án Corebank, mà chính là vấn đề tiếnđộ, thời gian.
“Khốilượng công việc lúc đó rất lớn trong khi thời gian thực hiện lại rất ngắn. Vì vậy,các cán bộ dự án phải làm việc ngày đêm, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật. Mọi người hầunhư không có thời gian để nghỉ và tất cả đều nỗ lực rất lớn để đảm bảo hoànthành kế hoạch đúng mốc 30/4-1/5”, Ông Đinh Thế Song chia sẻ. Cũng theo ôngĐinh Thế Song, do tính chất quan trọng và phức tạp của dự án nên đòi hỏi mọicông việc phải tuân thủ tuyệt đối về mặt thời gian thì mới có thể hoàn thànhđúng tiến độ. Nếu chỉ một hạng mục trễ tiến độ sẽ dẫn đến nhiều hạng mục khác bịảnh hưởng.
Đểsáp nhập được hệ thống, Ban Dự án phải thực hiện rất nhiều hạng mục công việcquan trọng và phức tạp như đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ; xây dựng Trungtâm dữ liệu mới; nâng cấp và quy hoạch lại hạ tầng máy chủ, thiết bị lưu trữ;quy hoạch, nâng cấp toàn bộ hệ thống mạng tại các Chi nhánh HBB cũ theo đúng môhình kiến trúc tổng thể về hạ tầng mạng của SHB; công tác chuyển đổi dữ liệucho các hệ thống Corebank, Core Thẻ, Ngân hàng điện tử; và đặc biệt là công tácđào tạo.
BanDự án đã phối hợp với Trung tâm đào tạo SHB tổ chức và triển khai 20 lớp đào tạoIntellect Core, 6 lớp đào tạo Intellect Lending, 10 lớp đào tạo SmartVista, 4 lớpđào tạo e-Banking, kết hợp giữa hình thức đào tạo qua hệ thống hội nghị truyềnhình và đào tạo tập trung cho cán bộ thuộc các Chi nhánh HBB cũ để có thể sẵnsàng sử dụng ngay được hệ thống sau sáp nhập, hạn chế ảnh hưởng tới giao dịch củakhách hàng.
Trongvòng 4 tháng, với tinh thần làm việc quyết tâm, sự hỗ trợ tích cực từ các đốitác và sự nỗ lực học hỏi chuyển đổi sử dụng từ hệ thống cũ sang hệ thống mới củacác cán bộ nhân viên các Chi nhánh HBB cũ, Dự án chuyển đổi toàn bộ hệ thốngCorebank, Core Thẻ của HBB cũ vào hệ thống hiện hành của SHB đã được hoàn thànhđúng kế hoạch đề ra là ngày 30/4-1/5/2013.
Saukhi hoàn thành dự án sáp nhập, SHB chỉ còn sử dụng duy nhất một hệ thống cho mỗisản phẩm nghiệp vụ trên toàn bộ mạng lưới kinh doanh, do đó các chính sách, quytrình, quy định đã được áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống. Công tác quản trị,vận hành, hỗ trợ được giảm bớt do không còn hai hệ thống CNTT chạy song song. Hệthống báo cáo tiện lợi, tốc độ, phân tích số liệu nhanh chóng, kịp thời, chínhxác; công tác quản lý hiệu quả và tiết kiệm được nhiều thời gian. Việc quản lýthống nhất số liệu toàn hàng cũng mang lại sự thuận lợi trong việc khai thác sốliệu, kiểm soát rủi ro. Công tác hạch toán thống nhất trên toàn hệ thống, tuânthủ theo các quy định của SHB được chặt chẽ hơn.
Vàtrên hết, các khách hàng khi đến các điểm giao dịch của SHB đều được trải nghiệmvà thụ hưởng những lợi ích cao nhất bởi sự thuận tiện, thống nhất, đồng nhấttrong các sản phẩm, dịch vụ do SHB cung cấp.
Nhưvậy, sau 8 tháng nhận sáp nhập HBB, SHB đã chính thức trở thành một khối thốngnhất, hoàn chỉnh, vững chắc với nền tảng công nghệ hiện đại, vững bước với chiếnlược trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ lớn mạnh nhất Việt Nam vào năm2015 và đem lại những lợi ích cao nhất cho khách hàng, cổ đông, đối tác và cánbộ nhân viên Ngân hàng trong nhiều năm tới.
Việc tích hợp thành công hệ thốngCore trong thời gian ngắn như vậy được xem là một trong những bước tiến mangtính đột phá của SHB và chắc chắn không chỉ dừng lại ở đó, SHB sẽ tiếp tục gặthái nhiều thành công hơn nữa trong tương lai.