Sẽ xem xét cách chức lãnh đạo DNNN chậm thoái vốn ngoài ngành
Ông Tiến cho biết thêm, nhiều DNNN nhà nước chậm thoái vốn ngoài ngành lấy lý do không muốn bán cổ phần ở thời điểm hiện tại khi giá cổ phiếu và bất động sản giảm và sẽ khiến họ thua lỗ.
“Chúng ta cần các biện pháp hành chính mạnh như vậy để buộc các lãnh đạo DNNN thực sự đẩy nhanh thoái vốn ngoài ngành. Các doanh nghiệp chậm thoái vốn đến nay sẽ buộc phải đẩy nhanh tiến độ hoặc chịu xử lý”, ông Tiến nói.
Những quan điểm trên được đưa ra trước khi công ty mua bán nợ xấu (VAMC) sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày mai 26/7 nhằm giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng vốn chiếm tới 7,8% tổng dư nợ tính đến cuối năm 2012, theo ước tính của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng với tỷ lệ nợ xấu trên 3% sẽ buộc phải bán nợ xấu cho VAMC và theo ước tính của Ngân hàng Nhà nước, trong năm nay, VAMC sẽ giải quyết được tối đa khoảng 70 nghìn tỷ đồng nợ xấu.
Chính phủ dự kiến hoàn tất thoái vốn ngoài ngành của DNNN vào năm 2015, nhằm góp phần thúc đẩy nền kinh tế. Matt Hildebrandt, chuyên gia kinh tế tại JPMorgan Chase ở Singapore nhận định, quá trình cải cách DNNN của Việt Nam có thể mất nhiều năm, thậm chí hàng chục năm.
Trong khi đó, World Bank mới đây cảnh báo, việc chậm trễ tái cấu trúc đối với ngân hàng và DNNN có thể ảnh hưởng đến niềm tin nhà đầu tư và làm giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam. DNNN hiện chiếm đến 70% vốn đầu tư toàn xã hội, 50% đầu tư nhà nước, 60% vốn vay từ ngân hàng và chiếm tới hơn 1 nửa tổng nợ xấu, do đó tái cơ cấu DNNN là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp thiết, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung cho biết trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 2.
Nguồn Bloomberg/Dân Việt