Thứ Ba | 01/04/2014 16:38

Sẽ tiếp tục sáp nhập 6 - 7 ngân hàng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thông tin về kế hoạch tái cơ cấu các tổ chức tín dụng trong đợt tiếp theo.
Sắp tới Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tái cơ cấu một số tổ chức tín dụng, trong đó sẽ xửlý từ 6 - 7 ngân hàng thông qua hình thức sáp nhập, đưa số ngân hàng bị giải thể, rút giấy phép từtrước đến nay lên từ 7 - 10 ngân hàng.

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, hiện nay tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của các tổchức tín dụng đã giảm khá mạnh, chỉ còn khoảng 3,6 - 3,9%, nhưng theo đánh giá của Ngân hàng Nhànước thì tỷ lệ này vẫn ở khoảng 7%.

"Con số này có giảm do chúng ta dùng các công cụ tài chính nhưng cũng có phần do tồn kho trong nềnkinh tế đã cải thiện, đặc biệt là bất động sản", Thống đốc cho hay.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết thêm, hiện cơ quan này đang tập chủ chỉ đạo đến vấn đề xử lýnợ xấu, cụ thể là tiếp tục hoàn thiện văn bản, quy định để có thể bán được các khoản nợ xấu đã muacho các nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài vì họ đang rất quan tâm đến các khoản nợxấu này.

Tuy nhiên, hiện có nhiều vấn đề liên quan đến tính pháp lý của các khoản nợ, đăc biệt là vấn đề đấtđai.

Đối với kế hoạch cụ thể, Thống đốc Bình cho hay, trong năm 2014 này, Ngân hàng Nhà nước đặt mụctiêu mua thêm từ 70 -100 nghìn tỷ đồng nợ xấu và điều này hoàn toàn nằm trong khả năng.

Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước đang lên kế hoạch tiếp tục tái cấu trúc lại các tổ chức tín dụng.Trong số 9 tổ chức tín dụng tái cơ cấu đợt 1 thì chỉ còn mỗi Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP Bank)đang trong quá trình hoàn tất với đối tác nước ngoài vì họ sẽ mua lại 100% cổ phần của ngân hàngnày. Còn các ngân hàng khác cơ bản đã được khắc phục, tình hình tín dụng đã được cải thiện, thoátkhỏi đổ vỡ.

"Tới đây, có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ trực tiếp thanh tra hoặc thuê kiểm toán độc lập để kiểm toánchất lượng tín dụng nhằm tiếp tục tái cấu trúc một số tổ chức tín dụng mới, trong đó sẽ xử lý từ 6-7 ngân hàng qua hình thức sáp nhập, đưa số ngân hàng giải thể, rút giấy phép từ trước đến nay lêntừ 7 -10 ngân hàng", Thống đốc cho biết.

Liên quan đến Thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước về quy định cách thức phân loại nợ, Thống đốc Bìnhcho biết, mặc dù nhận được nhiều ý kiến phản hồi của dư luận, song đây là một hướng dẫn sát vớithông lệ quốc tế, nhưng do điều kiện của Việt Nam, nếu áp dụng ngay thì sẽ quá sức với các tổ chứctín dụng, nên mới có điều chỉnh bằng Thông tư 09 nhằm phù hợp với thực tiễn nhưng vẫn đảm bảo đượcmục tiêu lập lại kỷ cương phân loại tài sản, nợ của các tổ chức tín dụng.

Trong tháng 4 này Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ ban hành một số thông tư mới về an toàn của các tổchức tín dụng.

Nguồn VnEconomy


Sự kiện