SCIC chọn lại doanh nghiệp phải thoái vốn
Tổng giám đốc SCIC Lại Văn Đạo. |
- Sau khi Thủ tướng phê duyệt đề án tái cơ cấu, tháng 3/2014, Hội đồng thànhviên SCIC đã thông qua kế hoạch bán vốn tại 298 doanh nghiệp trong năm nay. Đến nay, quá trình nàyđược thực hiện như thế nào?
- Căn cứ trên kế hoạch Thủ tướng giao, chúng tôi đã phân ra những doanh nghiệpcần phải thoái vốn trong năm nay và năm sau. Riêng năm 2014, tổng công ty đặt mục tiêu thoái vốntại hơn 290 doanh nghiệp, trong đó, 6 tháng đầu năm, SCIC thoái vốn thành công tại 31 doanh nghiệp,thu về 863 tỷ đồng.
Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng việc thoái vốn sẽ khó đạt mục tiêu về sốlượng, nhưng số tiền thu về trong nửa đầu năm đã đạt 65%, nên khả năng vượt kế hoạch về giá trị cóthể xảy ra.
Hiện cơ chế thoái vốn đã được tháo gỡ hoàn toàn thông qua Nghị định 151 do Chínhphủ ban hành, như cho phép SCIC được bán vốn dưới mệnh giá, không phải chào bán công khai, được hạgiá bán… Tuy nhiên, quá trình này còn vướng ở khâu thị trường khi tình hình kinh tế vĩ mô, thịtrường chứng khoán, môi trường đầu tư còn chưa hết khó khăn.
Bên cạnh đó, có doanh nghiệp quy mô nhỏ, sản xuất kinh doanh chưa tốt nên tổngcông ty thoái 3-4 lần không xong, mất rất nhiều thời gian. Trên thị trường cũng không phải chỉ cóSCIC thoái vốn, mà rất nhiều doanh nghiệp nhà nước cũng thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành.
Quan điểm của chúng tôi là cái gì làm được sẽ làm ngay. Dễ làm trước, khó sẽ từngbước thực hiện để đạt mục tiêu. Song, phải khẳng định một điều là việc thoái vốn không thể nhanhchóng mà phải có thời gian, thông qua các bước như định giá, công bố thông tin... Hiện đã có một sốthương vụ đi tới giai đoạn cuối, chúng tôi sẽ cố gắng tối đa hoàn thành mục tiêu tại các doanhnghiệp không thuộc diện Nhà nước phải nắm vốn.
- Đề án tái cơ cấu yêu cầu SCIC phải thoái vốn tại nhiều đơn vị đang làm ăntốt như Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền Phong... Ông đánh giá thế nào về việc này?
- Quyết định 2344 của Thủ tướng phê duyệt đề án tái cơ cấu SCIC yêu cầu công tychỉ được đầu tư lâu dài tại 4 doanh nghiệp như FPT Telecom, Vinamilk, Dược Hậu Giang, Tái Bảo hiểmViệt Nam (VNR) và nắm cổ phần chi phối tại 24 doanh nghiệp hoạt động. Còn lại, SCIC phải thoái vốntại 376 doanh nghiệp để đến năm 2015, trong danh mục đầu tư chỉ còn 100 đơn vị.
Tuy nhiên, vừa qua Thủ tướng đã ký ban hành Nghị định 37 quy định lại danh mụclĩnh vực, doanh nghiệp Nhà nước nắm vốn. Căn cứ vào văn bản này cùng với tình hình thực tế, chúngtôi đang xem xét để báo cáo lại Thủ tướng điều chỉnh lại danh mục những doanh nghiệp SCIC nắm giữvốn lâu dài hay các cần thoái vốn.
Trong số các doanh nghiệp nhà nước yêu cầu nắm cổ phần chi phối, tập trung tronglĩnh vực đường bộ, đường sông, SCIC nhận thấy một số đơn vị chỉ có phần nhỏ hoạt động công ích, cònchủ yếu vẫn phải bươn trải làm ăn như các doanh nghiệp khác. Do vậy, tổng công ty có thể sẽ trìnhlại Thủ tướng phương án đầu tư tại những đơn vị này, xem có cần nắm cổ phần chi phối hay không.
Ngoài ra, cũng có một số đơn vị Thủ tướng yêu cầu tổng công ty thoái vốn, songSCIC phải cân nhắc lại bởi có một số đơn vị tình hình kinh doanh rất hiệu quả sau 8 năm nắm giữ.Quan điểm của SCIC là những ngành nghề, lĩnh vực làm ăn hiệu quả sẽ đầu tư lâu dài.
- SCIC cho biết sẽ tham gia mua vốn đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng của các tậpđoàn, tổng công ty. Việc này thực hiện ra sao, thưa ông?- Liên quan đến quá trình thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổngcông ty, chúng tôi đã có văn bản gửi 12 đơn vị, chủ yếu liên quan đến những khoản đầu tư trong lĩnhvực ngân hàng, bảo hiểm như Tập đoàn Dầu khí (PVN), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Tậpđoàn Bưu chính viễn thông (VNPT), Tập đoàn Điện lực (EVN), Tổng công ty Thương mại Sài Gòn, Tậpđoàn Than - Khoáng sản (Vinacomin), Tổng công ty Hàng hải (Vinalines), Tập đoàn Dệt may Việt Nam(Vinatex), Tổng công ty Lương thực Miền Nam, Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn, Tập đoàn Cao su…
Hiện chúng tôi đã nhận được thông tin từ các đơn vị này về các khoản đầu tư, tỷlệ sở hữu tại các ngân hàng, công ty bảo hiểm. Một số đơn vị như VNPT, Vinalines, Tổng công tyThương mại Sài Gòn, SCIC cũng đã có buổi làm việc trực tiếp.
Tuy nhiên, quá trình mua bán này có nhiều điểm phải xem xét thêm. Theo quy định,SCIC chỉ được mua lại các khoản đầu tư với giá không cao hơn giá trị sổ sách trừ đi dự phòng rủiro. Ví dụ như một khoản đầu tư có giá trị sổ sách là 12.000 đồng, doanh nghiệp đã trích dự phòng5.000 đồng thì SCIC chỉ được mua lại với giá tối đa 7.000 đồng. Song, việc xác định dự phòng rủi rosẽ gặp vướng mắc nếu doanh nghiệp đó chưa niêm yết trên sàn chứng khoán, đòi hỏi tính toán rấtkỹ.
Hơn nữa, có thể xảy ra trường hợp tập đoàn, tổng công ty chưa muốn thoái toàn bộvốn mà chỉ thoái một phần, bởi lộ trình là hơn một năm nữa mới cần bán hết vốn. Trong quá trìnhnày, nếu có một đơn vị khác trả giá cao hơn giá mà Chính phủ ấn định cho SCIC được mua, việc mualại cũng phải tính toán kỹ lưỡng. Chúng tôi cũng phải thẩm định sức khỏe của các ngân hàng, công tybảo hiểm, xem xét khoản đầu tư có hiệu quả hay không.
Căn cứ trên chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Tài chính, SCIC sẽ bám sát lộ trình thoáivốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty.
- Hiện thị trường chứng khoán, bất động sản chưa thực sự khởi sắc, hoạt độngđầu tư của SCIC có bị ảnh hưởng không?
- SCIC hiện có danh mục đầu tư trị giá trên 12.000 tỷ đồng, trong đó các khoảnđầu tư chủ chốt liên quan đến tăng vốn cho các đơn vị làm ăn hiệu quả chiếm lớn nhất, đạt khoảng7.500 tỷ đồng.
Trên thị trường cổ phiếu, việc đầu tư được giao cho Công ty Đầu tư SCIC vốn điềulệ 1.000 tỷ đồng (SCIC nắm 100% vốn). Hiện công ty này đầu tư vào khá nhiều mã cổ phiếu. Ngoài ra,công ty cũng đầu tư trực tiếp một số mã trái phiếu, như tháng 5 vừa qua, SCIC đã thanh toán trướchạn khoản đầu tư trái phiếu trị giá 350 tỷ đồng, thời hạn 3 năm, thu được 154 tỷ đồng tiền lãi.
Tổng công ty cũng phối hợp với Công ty Cơ điện lạnh (REE) đầu tư dự án bất độngsản và đã có dự án bán ra thị trường thời gian qua, thu về 200 tỷ đồng trên tổng vốn đầu tư 400 tỷđồng.
Điều này cho thấy dù môi trường đầu tư khó khăn nhưng nếu biết chọn đúng danhmục, cơ hội đầu tư thì chúng ta cũng vẫn thành công, kể cả với bất động sản.
- Thủ tướng cũng vừa phê duyệt điều lệ tổ chức hoạt động của SCIC, trong đóđến năm 2015 vốn điều lệ công ty tăng lên 50.000 tỷ đồng. Tổng công ty đã có kế hoạch gì để tăngvốn?
- Bắt đầu thành lập vào năm 2005, tổng công ty có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng. Đếntháng 6/2010, khi Thủ tướng ra quyết định chuyển SCIC thành công ty TNHH một thành viên vốn Nhànước, vốn điều lệ của tổng công ty đã là 19.000 tỷ đồng và đến 31/12/2013, con số này tăng lên30.000 tỷ đồng.
Do vậy, chúng tôi tính toán sẽ cố gắng tăng vốn điều lệ bằng nguồn lợi nhuận tíchlũy, vốn tiếp nhận bàn giao, cố gắng không sử dụng vốn cấp từ Ngân sách Nhà nước.
Sau 8 năm thành lập, từ hơn 1.000 doanh nghiệp được giao quản lý, đến nay SCIC đãbán vốn tại 683 đơn vị, thu về 5.100 tỷ đồng, thặng dư bán vốn (chênh lệch giữa giá bán so với giásổ sách) đạt trên 2.700 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, tổng công ty bán vốn thành công tại 31doanh nghiệp, giá trị thu về đạt 863 tỷ đồng, bằng 65% kế hoạch và tăng gần 47% so với cùng kỳ nămtrước. Phần thặng dư đạt 394 tỷ đồng, bằng 1,84 lần giá trị sổ sách. Tính tại 31/12/2013, tổng công ty quản lý danh mục gồm 349 doanh nghiệp với giátrị vốn Nhà nước đạt hơn 71.000 tỷ đồng, gấp 6,8 lần giá trị sổ sách (gần 10.500 tỷ đồng). Đến cuốitháng 6/2014, danh mục này giảm còn 335 đơn vị với giá trị vốn Nhà nước trên 15.000 tỷ đồng, tổngvốn điều lệ trên 65.000 tỷ đồng. |
Nguồn VnExpress