chính phủ
Sản xuất công nghiệp của TP.HCM tăng cao nhất trong 5 năm
Cũng theo báo cáo của Sở Công Thương, dự báo chỉ số IIP các tháng cuối năm 2017 sẽ còn tăng mạnh so với các tháng trước và cả năm 2017 có thể tăng khoảng 8,4% so với năm 2016. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn ngành nhờ tỷ trọng lớn (chiếm 75% giá trị sản xuất).
Xét theo cơ cấu ngành, bốn ngành công nghiệp trọng yếu (chế biến lương thực thực phẩm, hóa chất - cao su, cơ khí và điện tử - công nghệ thông tin ước tăng 12,67% so cùng kỳ (10 tháng năm 2016 chỉ tăng 7,3%), cao hơn mức tăng chung của toàn ngành.
Cụ thể, 10 tháng năm 2017, ngành sản xuất hàng điện tử tiếp tục là ngành có mức tăng trưởng ấn tượng, lũy kế 10 tháng đầu năm ước tăng hơn 38% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng trưởng rất cao này là nhờ các dự án đầu tư nước ngoài lĩnh vực công nghệ bán dẫn, công nghệ vi mạch, bo mạch điện tử…
Ngành cơ khí chế tạo cũng có nhiều phân ngành tăng trưởng ấn tượng. Trong đó, phân ngành sản xuất xe có động cơ (chiếm tỷ trọng 11% giá trị sản xuất công nghiệp) tăng trưởng 18,4%; phân ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (chiếm tỷ trọng 40,3%) tăng 9,95%, sản xuất thiết bị điện (chiếm tỷ trọng 33%) tăng 10,06%...
Theo ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, thời gian qua, Sở đã rất nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp của Thành phố tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp, nhất là hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp FDI.
Dự kiến trong tháng 12 tới, Trung tâm Phát triển Công nghiệp Hỗ trợ thuộc Sở Công Thương sẽ tổ chức “Ngày hội Tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2017”. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tìm được nhà cung ứng, kết nối với các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp sản xuất đầu cuối lĩnh vực công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo ô tô - xe máy - xe tải, cơ khí chế tạo.
Hàng loạt các mặt hàng năng lượng tăng mạnh do đâu?