Thứ Tư | 19/06/2013 17:45
Sản lượng than xuất khẩu sẽ giảm mạnh
6 tháng cuối năm, lượng than xuất khẩu sẽ giảm từ 1,2 - 1,3 triệu tấn/tháng xuống còn 400 - 500 nghìn tấn/tháng.
Ông Nguyễn Văn Biên, Phó tổng giám đốc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam cho biết, do tình hình thị trường tiêu thụ than khó khăn, giá bán than tăng chậm, cộng với thuế xuất khẩu than tăng 3% lên 13%, dự kiến xuất khẩu than cả năm đạt 9,5 - 10,5 triệu tấn, giảm 4-5 triệu tấn so với năm 2012.
Trong 6 tháng cuối năm, thay vì xuất khẩu 1,2 - 1,3 triệu tấn/tháng như trước đây, lượng than xuất khẩu sẽ giảm chỉ còn 400 - 500 ngàn tấn/tháng.
Ông Biên cho rằng, với việc tăng thêm 3% thuế xuất khẩu than, có hiệu lực từ 7/7/2013, nhiều chủng loại than sẽ phải dừng xuất khẩu vì sau khi trừ thuế xuất khẩu sẽ không đủ bù đắp được giá thành.
Theo Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến 2020 có xét triển vọng đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 60/QĐ-TTG ngày 9/1/2012, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển các mỏ than rất lớn, trong đó riêng cho than 22 - 25 nghìn tỷ đồng/năm. Trong khi đó, hoạt động khai thác than đang phải dịch chuyển xuống sâu dưới lòng đất khoảng 300m, làm tăng chi phí.
Hiện Tập đoàn đã có nhiều giải pháp tăng năng suất, giảm giá thành, lựa chọn các mỏ có điều kiện thuận lợi khai thác để giảm chi phí nhưng đây cũng chỉ là biện pháp tạm thời .
Ông Biên cho biết, để duy trì ổn định sản xuất cho ngành than, đồng thời đáp ứng nhu cầu than cho nền kinh tế vào các năm tới, thuế xuất khẩu than cần xác định ở mức hợp lý. Theo đó, nếu giá bán than 11a HG dưới 75 USD/tấn thì thuế suất là 10%, nếu giá bán dưới 85 USD/ tấn thuế suất 15%, khi giá trên 85 USD/ tấn thì thuế là 20%.
Ngoài ra, giá bán than trong nước cũng cần sớm xác định theo cơ chế thị trường. Trong điều kiện sản lượng than xuất khẩu sẽ giảm vào năm 2015 và tiến tới phải nhập khẩu than, bên cạnh việc ngành than tiếp tục tái cơ cấu hoàn thiện tổ chức, quản lý hiệu quả thì nguyên tắc xác định giá bán phải đảm bảo bù đắp chi phí hợp lý cộng lãi để đầu tư phát triển và không cao hơn giá nhập khẩu.
Trong 6 tháng cuối năm, thay vì xuất khẩu 1,2 - 1,3 triệu tấn/tháng như trước đây, lượng than xuất khẩu sẽ giảm chỉ còn 400 - 500 ngàn tấn/tháng.
Ông Biên cho rằng, với việc tăng thêm 3% thuế xuất khẩu than, có hiệu lực từ 7/7/2013, nhiều chủng loại than sẽ phải dừng xuất khẩu vì sau khi trừ thuế xuất khẩu sẽ không đủ bù đắp được giá thành.
Theo Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến 2020 có xét triển vọng đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 60/QĐ-TTG ngày 9/1/2012, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển các mỏ than rất lớn, trong đó riêng cho than 22 - 25 nghìn tỷ đồng/năm. Trong khi đó, hoạt động khai thác than đang phải dịch chuyển xuống sâu dưới lòng đất khoảng 300m, làm tăng chi phí.
Hiện Tập đoàn đã có nhiều giải pháp tăng năng suất, giảm giá thành, lựa chọn các mỏ có điều kiện thuận lợi khai thác để giảm chi phí nhưng đây cũng chỉ là biện pháp tạm thời .
Ông Biên cho biết, để duy trì ổn định sản xuất cho ngành than, đồng thời đáp ứng nhu cầu than cho nền kinh tế vào các năm tới, thuế xuất khẩu than cần xác định ở mức hợp lý. Theo đó, nếu giá bán than 11a HG dưới 75 USD/tấn thì thuế suất là 10%, nếu giá bán dưới 85 USD/ tấn thuế suất 15%, khi giá trên 85 USD/ tấn thì thuế là 20%.
Ngoài ra, giá bán than trong nước cũng cần sớm xác định theo cơ chế thị trường. Trong điều kiện sản lượng than xuất khẩu sẽ giảm vào năm 2015 và tiến tới phải nhập khẩu than, bên cạnh việc ngành than tiếp tục tái cơ cấu hoàn thiện tổ chức, quản lý hiệu quả thì nguyên tắc xác định giá bán phải đảm bảo bù đắp chi phí hợp lý cộng lãi để đầu tư phát triển và không cao hơn giá nhập khẩu.
Nguồn Chinhphu.vn