Thứ Ba | 27/03/2012 13:57
Sản lượng nuôi trồng thủy sản cả nước quý I/2012 tăng 5,3%
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản 3 tháng đầu năm 2012 đạt 512 ngàn tấn, tăng 5,3 % so với cùng kỳ.
Trong đó, hai sản phẩm thủy sản nuôi trồng mang lại giá trị xuất khẩu lớn nhất là tôm và cá tra đang gặp nhiều khó khăn.
Giá cá tra nguyên liệu vẫn biến động liên tục trong khi giá thức ăn luôn ở mức cao và ngân hàng vẫn thắt chặt tín dụng với nghề nuôi cá tra. Diện tích nuôi hiện nay thấp, ước tính khoảng 3.745 ha - không kể diện tích sản xuất giống, bằng 65% diện tích nuôi năm 2011. Nhiều khả năng sản lượng cá tra nguyên liệu của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long năm nay không đạt mức dự kiến theo kế hoạch.
Sản lượng cá tra cả nước ước đạt khoảng 238.261 tấn, trong đó An Giang ước đạt 77.000 tấn, Đồng Tháp 57.412 tấn, Vĩnh Long 34.699 tấn, Bến Tre 36.000 tấn và Cần Thơ 18.250 tấn.
Về tôm, do thời tiết và nguồn nước của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thay đổi khiến cho tôm nuôi bị chết. Tại Bạc Liêu, tình hình tôm bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, với tổng diện tích bị thiệt hại đến nay đã vượt trên 1.270 ha, mới khắc phục gần 270 ha. Từ đầu năm đến nay Trà Vinh có khoảng trên 1.000 ha nuôi tôm bị chết ở giai đoạn 20 - 30 ngày tuổi.
Tại các đầm nuôi thủy sản nước ngọt, mặn, lợ, người dân đang thu sản phẩm và chuẩn bị các điều kiện cho vụ nuôi 2012.
Giá cá tra nguyên liệu vẫn biến động liên tục trong khi giá thức ăn luôn ở mức cao và ngân hàng vẫn thắt chặt tín dụng với nghề nuôi cá tra. Diện tích nuôi hiện nay thấp, ước tính khoảng 3.745 ha - không kể diện tích sản xuất giống, bằng 65% diện tích nuôi năm 2011. Nhiều khả năng sản lượng cá tra nguyên liệu của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long năm nay không đạt mức dự kiến theo kế hoạch.
Sản lượng cá tra cả nước ước đạt khoảng 238.261 tấn, trong đó An Giang ước đạt 77.000 tấn, Đồng Tháp 57.412 tấn, Vĩnh Long 34.699 tấn, Bến Tre 36.000 tấn và Cần Thơ 18.250 tấn.
Về tôm, do thời tiết và nguồn nước của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thay đổi khiến cho tôm nuôi bị chết. Tại Bạc Liêu, tình hình tôm bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, với tổng diện tích bị thiệt hại đến nay đã vượt trên 1.270 ha, mới khắc phục gần 270 ha. Từ đầu năm đến nay Trà Vinh có khoảng trên 1.000 ha nuôi tôm bị chết ở giai đoạn 20 - 30 ngày tuổi.
Tại các đầm nuôi thủy sản nước ngọt, mặn, lợ, người dân đang thu sản phẩm và chuẩn bị các điều kiện cho vụ nuôi 2012.
Nguồn Vietfish