Sacombank, Southern Bank có về một nhà?
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, thị trường xuất hiện những bàn luận về khả năng có tình huốngsáp nhập giữa Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) với Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank).
Trong một cuộc thảo luận giữa một nhóm nhà đầu tư, khả năng trên được họ tính toán ở tương laigần.
Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 2 vừa qua, có phóng viên đề nghị Ngân hàng Nhà nước nêu cụ thể tênnhững tổ chức tín dụng yếu kém vừa xác định thêm, song thông tin phải đợi đến thời điểm phùhợp.
Ngân hàng Nhà nước có lý do khi chưa công bố, bởi hoạt động ngân hàng vốn nhạy cảm và việc công bốthông tin ở những thời điểm không phù hợp có thể dẫn đến những xáo trộn ngoài mong muốn…
Trở lại với khả năng sáp nhập Sacombank với Southern Bank, trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo mộtngân hàng thương mại lại suy tính rằng, rất có thể định hướng này sẽ được đề cập tại đại hội đồngcổ đông thường niên của hai ngân hàng sắp tới. Thậm chí, vị lãnh đạo này còn dự tính sẽ có cả nhữngthay đổi nhân sự cao cấp.
Tình huống ông đặt ra là ông Phạm Hữu Phú, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank, vẫn được xem làngười mà Eximbank biệt phái đại diện cho phần vốn đầu tư của mình, có thể sẽ trở về tham gia Hộiđồng Quản trị Eximbank. Thay vào đó, ông Kiều Hữu Dũng, hiện là Phó chủ tịch Hội đồng Quản trịSacombank sẽ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch.
Dĩ nhiên, đó là tình huống mà cổ đông, nhà đầu tư hoàn toàn có thể tính tới. Lãnh đạo một ngân hàngkhác cũng cho rằng, nếu điều đó xảy ra thì cũng rất bình thường.
"Nếu có kế hoạch sáp nhập như vậy, nếu có thay đổi nhân sự như vậy thì bình thường thôi. Vấn đề làNga đã đem bao nhiêu quân vào Ukraine rồi", ông nói, nhân chủ đề đang nóng trên các mặt báo nhữngngày này.
Gợi ý của vị lãnh đạo ngân hàng trên nhắc đến một quá trình được chú ý hơn hai năm qua. Nút thắtcủa quá trình chính thức được mở vào ngày 26/5/2012 - ngày đại hội đồng cổ đông củaSacombank.
Qua đại hội đó, cơ cấu Hội đồng Quản trị của Sacombank đã thay đổi lớn; nhiều thành viên cũ từnhiệm và nhiều thành viên mới xuất hiện. Phần lớn trong số 8 người ứng cử và được bầu vào Hội đồngQuản trị đều đến từ, hoặc từng công tác tại Southern Bank và Eximbank, gồm: ông Trầm Bê (từSouthern Bank), ông Phạm Hữu Phú (từ Eximbank), ông Trầm Khải Hòa (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Côngty Chứng khoán Phương Nam), ông Phan Huy Khang (nguyên Tổng giám đốc Southern Bank), bà Dương HoàngQuỳnh Như (từng là thành viên Hội đồng Quản trị Southern Bank), ông Nguyễn Miên Tuấn (Tổng giám đốcCông ty Chứng khoán Rồng Việt - có cổ đông sáng lập là Eximbank).
Gần đây, giới đầu tư cũng chú ý với thông tin gia đình ông Trầm Bê nắm gần 21% cổ phần của SouthernBank; trước đó là thông tin cũng là gia đình ông Trầm Bê nắm 6,7% cổ phần của Sacombank…
Với những mối liên hệ trên, việc nhà đầu tư và người trong ngành tính đến khả năng có sáp nhập giữahai ngân hàng cũng là bình thường.
Còn theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện Ngân hàng Nhà nước chưa nhận được bất kỳ một đề án hay vănbản nào liên quan đến khả năng trên của cả hai bên. Tuy nhiên, nguồn tin cũng lưu ý, kế hoạch sápnhập hay hợp nhất của các ngân hàng thương mại thuộc diện bí mật, nếu có thì chỉ công bố khi đượcphép.
Còn trong trường hợp có sáp nhập hai ngân hàng này, như ý kiến của vị lãnh đạo ngân hàng trên, cũnglà bình thường. Có sáp nhập Bình Dương vào Tp HCM thì nước sông Sài Gòn vẫn chảy. Nhưng cư dân củahai địa bàn sẽ đón nhận như thế nào?
Lâu nay, và về nguyên tắc, việc sáp nhập hay hợp nhất giữa các ngân hàng sẽ do đại hội đồng cổ đôngquyết định, qua tỷ lệ cổ phần biểu quyết. Thế nhưng, nếu có một khảo sát về tỷ lệ hài lòng của cánbộ nhân viên hai bên, hẳn đó cũng là một thông tin đáng để tham khảo. Và giả sử có được tỷ lệ đótrong tình huống sáp nhập Southern Bank với Sacombank, bên nào sẽ có tỷ lệ hài lòng cao hơn?
Nguồn Vneconomy