Ảnh: Reuters

 
Trang Lê Thứ Năm | 19/12/2019 17:24

Reuters: Nhằm kiểm soát sự nóng lên toàn cầu, Standard Chartered ngừng tài trợ cho ba dự án điện than trị giá 7 tỷ USD ở Đông Nam Á

Standard Chartered đã ngừng tài trợ cho ba nhà máy nhiệt điện ở Đông Nam Á trong bối cảnh thế giới đẩy mạnh cắt giảm khí thải nhà kính.

Các ngân hàng và nhà đầu tư đang phải đối mặt với áp lực từ các nhóm môi trường nhằm ngừng việc tài trợ cho các dự án năng lượng. Bởi nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm và được coi là rủi ro lớn đối với các kế hoạch toàn cầu nhằm giải quyết biến đổi khí hậu theo Thỏa thuận Khí hậu Paris, yêu cầu chấm dứt điện than vào năm 2050.

Mới tuần trước, Credit Suisse cho biết họ sẽ ngừng tài trợ cho các nhà máy nhiệt điện than mới.

Ngày 17/12, Standard Chartered cho biết trong một tuyên bố họ sẽ rút khỏi ba liên doanh điện than ở Đông Nam Á. Ngân hàng này không nêu tên các dự án, nhưng các nguồn tin trong ngành cho biết họ đã đề cập đến các nhà máy Vũng Áng 2, Vĩnh Tân 3 tại Việt Nam và Java 9 và 10 tại Indonesia.

Công ty đầu tư có trụ sở tại Hồng Kông, CLP Holdings, nhà phát triển Vũng Áng 2 và Vĩnh Tân 3, cũng cho biết vào 17/12, rằng họ sẽ không còn đầu tư vào dự án điện than mới.

Hiện, có một công ty con của Nhật Bản Mitsubishi đang phát triển Vũng Áng 2 và Vĩnh Tân 3. Còn DBS của Singapore là một trong những tổ chức cho Vũng Áng 2 vay, trong khi các tổ chức do chính phủ Trung Quốc hỗ trợ thì đang tài trợ cho Vĩnh Tân 3.

Nguồn ảnh: Reuters
Nguồn ảnh: Reuters

Indonesia và Việt Nam là 2 quốc gia có nhu cầu điện cao. Đông Nam Á là khu vực duy nhất trên thế giới có tổng nguồn cung điện than tăng trong năm ngoái và nhu cầu dự kiến ​​sẽ tăng đều trong nhiều thập kỷ.

Theo báo cáo của Market Forces, một tổ chức tài chính môi trường có trụ sở tại Úc, cả ba dự án được hỗ trợ bởi Standard Chartered có chi phí ước tính 7,7 tỷ USD. Ông Bernadette Maheandiran, nhà phân tích pháp lý tại Market Forces, cho biết, “Những quyết định như của Standard Chartered liên quan đến việc ngừng nhà máy điện than mới có thể yếu tố quyết định khả năng kiểm soát sự nóng lên toàn cầu của chúng ta”.

“Đây là một bước quan trọng và cần thiết khi chúng ta muốn tuân thủ mục tiêu của Thỏa thuận Paris”, ông Bernadette Maheandiran nhấn mạnh.

 Trung Quốc, nước đã đầu tư lớn vào năng lượng tái tạo và cam kết sẽ giảm bớt việc sử dụng than tại nước nhà. Nhưng quốc gia này vẫn là nhà tài trợ lớn nhất cho các dự án điện than ở nước ngoài.

Standard Chartered: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất ASEAN

Nguồn Reuters/Dealstreetasia