Reuters: Hoạt động tái cấu trúc ngân hàng của Việt Nam có thể chững lại
Cải cách khu vực tài chính là một trong ba trụ cột trong chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế được công bố cuối năm ngoái của Việt Nam. Hôm 1/3 vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã cho phê duyệt và công bố kế hoạch nhằm cải cách một cách triệt để hệ thống ngân hàng và khu vực tài chính.
Tuy nhiên, kế hoạch này có thể bị hoãn lại bởi Việt Nam hiện đang có những ưu tiên cao hơn cần giải quyết. Kế hoạch sáp nhập 8 ngân hàng trong quý I năm nay đã không diễn ra. Ngân hàng Nhà nước đã cho thay đổi khung thời gian lên nửa đầu năm nay
Hiện tại, ưu tiên hàng đầu của Việt Nam là kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, thay đổi đã xảy ra khi dữ liệu kinh tế quý I cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam ở mức thấp đáng báo động, dưới 4%, trong 3 năm qua. Tín dụng Việt Nam cũng suy giảm kể từ cuối năm 2011.
Trong tháng 3 và 4, Ngân hàng Nhà nước đã cho cắt giảm lãi suất, mỗi lần 1%. Bên cạnh đó, ngân hàng còn thực hiện cắt giảm lãi suất cho vay. Các hạn chế cho vay đối với lĩnh vực bất động sản và tiêu dùng cũng đã được giảm xuống. Tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam là 3,6%. Tuy nhiên, Reuters trích nhận định của các chuyên gia của Chính phủ cho rằng, tỷ lệ này đã lên tới 6,6% vào tháng 6 năm ngoái.
Theo ông Jonathan Pincus, người đứng đầu Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam đang cố gắng phát triển theo hướng thoát khỏi khó khăn.
Còn theo đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), ông Sanjay Kalra, thất bại trong việc theo đuổi kế hoạch cải cách hệ thống ngân hàng có thể đem đến cho Việt Nam những vấn đề nghiêm trọng hơn.
Ông Kalra cho rằng việc cơ cấu lại các ngân hàng là điều cần thiết để tạo nên một hệ thống ngân hàng vững mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang phát triển và đưa Việt Nam đạt địa vị nước có thu nhập trung bình.
Nguồn Reuters/DVT