Thứ Năm | 15/08/2013 10:32

Quỹ VOF của VinaCapital: Cổ đông lớn không thông qua việc giải tán quỹ

Mặc dù đã chi hàng trăm triệu USD để mua lại chứng chỉ quỹ song tỷ lệ chiết khấu tại hai quỹ VOF và VNI của Vinacapital vẫn ở mức gần 30%.
Báo cáo tháng 7/2013 của hai quỹ Vinacapital Oppoturnity Fund Ltd (VOF) và Vietnam Infrastructure Limited (VNI) của VinaCapital cho thấy mặc dù VN-Index trong tháng 7 chỉ tăng 2,24% song NAV của quỹ VOF tăng 3,2% so với tháng trước trong khi NAV của quỹ VNI gần như không đổi.

Tại thời điểm 31/7, tổng tài sản (NAV) của quỹ VOF đạt 756,4 triệu USD tương đương 2,95USD/ccq. Vốn hóa thị trường của các cổ phiếu nằm trong danh mục của VOF tăng 4,7% trong tháng 7, chủ yếu từ các cổ phiếu niêm yết như VNM, DHG và HPG tăng lần lượt 10%, 25,3% và 7,4%.

VOF vẫn đang nắm giữ cổ phần tại Sofitel Metropole và VNM là mã có tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của VOF
VOF vẫn đang nắm giữ cổ phần tại Sofitel Metropole và VNM là mã có tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của VOF

Giá chứng chỉ quỹ VOF trong tháng 7 đạt 2,17 USD/ccq, tăng 0,02 USD so với tháng trước nhưng tỷ lệ chiết khấu cũng tăng lên 27,2% so với con số 25,5% của tháng 6.

Tỷ lệ chiết khấu giữa thị giá và NAV của VOF ngày càng lớn
Tỷ lệ chiết khấu giữa thị giá và NAV của VOF ngày càng lớn

Danh mục đầu tư của VOF tại thời điểm 31/7
Danh mục đầu tư của VOF tại thời điểm 31/7

Trong suốt tháng 7, VOF đã mua lại 5,1 triệu đơn vị chứng chỉ quỹ, tổng cộng quỹ này đã chi 124,8 triệu USD để mua lại 68,3 triệu chứng chỉ quỹ, tương đương 21% tổng lượng chứng chỉ quỹ đã phát hành, điều này được ban lãnh đạo quỹ cho rằng đây là phương pháp tốt nhất phân phối vốn cho cổ đông và giảm tỷ lệ chiết khấu giữa thị giá và NAV.

VOF đã tổ chức cuộc họp Đại hội cổ đông bất thường vào ngày 22/7 vừa qua, với 75% cổ đông lớn ủng hộ việc tiếp tục duy hoạt động quỹ do đó giải pháp kêu gọi chấm dứt hoạt động quỹ đã không được thông qua.

Đối với quỹ VNI, tổng tài sản của quỹ này tại thời điểm 31/7/2013 đạt 188,9 triệu USD, tương đương 0,51 USD/ccq, không đổi so với tháng 6; thị giá của VNI đạt 0,36 USD/ccq, tỷ lệ chiết khấu giữa thị giá và NAV tiếp tục tăng lên 29,3% so với con số 28,7% của tháng 6.

Tỷ lệ chiết khấu của VNI đã giảm đáng kể sau chương trình mua chứng chỉ quỹ song vẫn ở mức gần 30%
Tỷ lệ chiết khấu của VNI đã giảm đáng kể sau chương trình mua chứng chỉ quỹ song vẫn ở mức gần 30%

Danh mục đầu tư của VNI tăng nhẹ 1,9% trong tháng 7, nhờ các cổ phiếu như GAS, HPG, PVD tăng lần lượt 12,9%, 7,4% và 7,5%.

Danh mục đầu tư của VNI tại 31/7
Danh mục đầu tư của VNI tại 31/7

Trong tháng 7, VNI đã mua lại 3,3 triệu chứng chỉ quỹ, quỹ này đã chỉ hơn 10,1 triệu USD để mua lại 30,8 triệu chứng chỉ qũy, tương đương 7,7% lượng chứng chỉ quỹ đã phát hành.

Theo đánh giá về tình hình kinh tế của Việt Nam, VinaCapital cho rằng tổng cầu hàng hóa và tiêu dùng tiếp tục không đủ cải thiện nền kinh tế, điều này thể hiện ở con số tăng trưởng tín dụng thấp 5% trong 7 tháng đầu năm. NHNN khuyến khích các NHTM đẩy mạnh cho vay để đạt mức tăng trưởng cả năm lên đến 12%. Với kết quả này, nhiều ngân hàng đã được cấp hạn mức tín dụng cao hơn và bắt đầu đẩy mạnh cho vay tiêu dùng nhằm tăng thu nhập thuần. Tuy nhiên việc này cũng đi kèm rủi ro bởi với sản phẩm cho vay này lãi suất rất cao (trên 20%) và tăng tiềm ẩn nợ xấu trong tương lai.

Nguồn CafeF


Sự kiện