Thứ Năm | 21/06/2012 17:07

Quốc hội: Không dùng ngân sách Nhà nước xử lý nợ xấu ngân hàng

Chiều nay (21/6), Quốc hội thông qua Nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn với gần 96% đại biểu tán thành.
Theo báo cáo giải trình tiếp thu của Ủy ban thường vụ Quốc hội về Dự thảo Nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội thứ 3, khóa XIII, có ý kiến của đại biểu đề nghị bổ sung một số mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp đề nghị Chính phủ trực tiếp thực hiện, trong đó việc Chính phủ nên tiếp thu ý kiến của một số đại biểu Quốc hội để chỉnh sửa, hoàn thiện đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế nhằm đảm bảo tính khả thi, đúng pháp luật, không dùng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại.

Trước ý kiến này, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng đây là nội dung quan trọng, hàng năm Chính phủ cần báo cáo Quốc hội về việc hoàn thiện và thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế.

Tính đến 30/4/2012, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng khoảng 108,6 nghìn tỷ đồng, tăng 35% so với đầu năm, tương đương tốc độ tăng trung bình khoảng 8,6%/tháng.

Ngoài ra, có 3 ý kiến của đại biểu Quốc hội đề nghị nêu rõ một số Bộ trưởng còn trả lời vòng vo, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng, việc đánh giá nội dung trả lời chất vấn là cần thiết, song việc đưa ra ý kiến đánh giá với từng cá nhân cần phải được cân nhắc kỹ, vì vậy Thường vụ Quốc hội xin phép được nghiên cứu nội dung này để có những chỉnh lý phù hợp.

Tại phiên chất vấn chiều 8/6, trả lời đại biểu Quốc hội về nguồn lực tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình cho biết sẽ có 3 công cụ. kêu gọi nguồn vốn của mọi thành phần kinh tế trong nước. kêu gọi nguồn lực đầu tư từ tổ chức nước ngoài. Theo Thống đốc, thời gian qua có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đề nghị tham gia, nhưng NHNN có tiêu chí là khi tổ chức trong nước không tham gia thì mới giao cho nước ngoài., có sự tham gia của Nhà nước. Trong công cụ này sẽ có 2 phương án. Phương án đầu tiên là NHNN tham gia góp vốn mua cổ phần của các tổ chức tín dụng yếu kém, khôi phục lại các tổ chức đó, sau đó kêu gọi các nhà đầu tư mua lại để hoàn lại vốn của Nhà nước. Phương án thứ 2 là thành lập công ty mua bán nợ để xử lý nợ trong quá trình tái cơ cấu.

Nguồn Lược ghi từ Quốc hội


Sự kiện