Quốc hội băn khoăn các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
Đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh) đặc biệt quan tâm đến ba chỉ tiêu rất quan trọng không đạt kếhoạch, là tốc độ tăng trưởng GDP, tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tỷ lệ bội chi ngân sách nhànước.
Theo ông Vinh, đáng tiếc là dù không đạt chỉ tiêu, Chính phủ cũng chưa được phân tích kỹ, xác địnhđâu là nguyên nhân khách quan, đâu là nguyên nhân chủ quan để xác định được các giải pháp phù hợpcho thời gian tới.
"Tôi đề nghị Chính phủ cần có phân tích sâu sắc thực chất hơn về thực trạng kinh tế - xã hội củanước ta hiện nay để có giải pháp phù hợp trước mắt cũng như có tính đồng bộ cho kế hoạch trung vàdài hạn. Điều quan trọng nữa là để các đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước đủ thông tin tham giagóp ý kiến chia sẻ với những khó khăn, đồng thuận và gắng sức cùng thực hiện các mục tiêu pháttriển kinh tế - xã hội trong thời gian tới", ông Vinh nói.
Quan điểm này nhận được sự chia sẻ của nhiều đại biểu. Theo đại biểu Huỳnh Văn Tiếp (Cần Thơ), Quốchội, Chính phủ, bộ, ngành, các cấp chính quyền cần phân tích rõ nguyên nhân chủ quan để có giảipháp khắc phục từ nay tới cuối năm cũng như những năm tiếp theo.
Theo đại biểu Lê Văn Tân (Hà Nam), đề nghị của Chính phủ về nâng mức bội chi ngân sách nhà nước năm2013 - 2014 là 5,3% GDP, từ năm 2015 sẽ điều chỉnh giảm dần là "phù hợp tình hình".
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng "mấy năm gần đây thu ngân sách giảm dần, tổng chi ngân sách nhà nướctăng dần, bội chi ngân sách nhà nước cũng tăng dần".
"Nếu như năm 2011 bội chi ngân sách nhà nước là 120.000 tỷ đồng thì năm 2013 là 195.000 tỷ đồng cònnăm 2014 là 224.000 tỷ đồng. Nợ công cũng tăng nhanh, nếu như năm 2012 là hơn 1,6 triệu tỷ đồng thìnăm 2013 là gần 2,1 triệu tỷ đồng, năm 2014 là hơn 2,5 triệu tỷ đồng. Như vậy nợ công năm 2013 gấp2,63 lần thu ngân sách nhà nước, năm 2014 gấp 3,2 lần thu ngân sách nhà nước", ông Tân nói.
Với góc nhìn của một chuyên gia kinh tế giàu trải nghiệm, đại biểu Cao Sĩ Kiêm cũng băn khoăn vềcác chỉ tiêu kinh tế trong những năm tới. Theo ông Kiêm, Việt Nam đang phải đối phó với những tháchthức và khó khăn nặng nề trong các năm 2014-2015.
Ông Kiêm cho rằng "một số chỉ tiêu quan trọng quyết định cũng như GDP của chúng ta đang tụt dần,năm 2013 này là thấp nhất trong 13 năm qua". Trong khi đó, khoảng cách của Việt Nam đối với cácnước xung quanh đang giãn ra và vị trí của Việt Nam trong một số xếp hạng cũng đang tụt dần.
Không chỉ vậy, sức khỏe của doanh nghiệp giảm, phá sản và nợ xấu vẫn ở mức cao; trong khi hai ngànhquan trọng là nông nghiệp và công nghiệp thấp hơn cùng kỳ, ngân sách đang giảm, hụt thu rấtlớn.
"Tất cả những cái đó làm cho chúng ta có khó khăn lớn trong 2014-2015, nhưng niềm tin cũng như độnglực để đẩy cái này lên thì chưa có những lối ra rõ nét, và chưa có một cái lực để chúng ta có thểđẩy lên nhanh hay tạo ra bước đột phá", ông Kiêm nói.
Vị đại biểu chuyên gia từng là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng đây là thời điểm phải làm rõcác địa chỉ nguyên nhân của những tồn tại mà báo cáo của Chính phủ đã nêu lên và báo cáo thẩm tracủa Uỷ ban Kinh tế đã phân tích.
"Tôi đề nghị khi phân tích nguyên nhân nên làm rõ nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan.Nguyên nhân chủ quan cũng phải phân tích là cái gì chúng ta bất khả kháng không làm được hoặc làmnhư thế thôi, còn việc gì chúng ta có thể làm được. Lộ trình làm thế nào chúng ta phải ghi cho rõnhất là trong những lĩnh vực đang làm cản trở, đang làm yếu nền kinh tế chúng ta như những yếu tốkhông vững chắc của lạm phát và tăng trưởng trong năm 2013", ông nhấn mạnh.
Nguồn VnEconomy