Ngành sản xuất Việt Nam đang tăng trưởng theo chiều hướng tích cực. Nguồn ảnh: Quý Hòa
PMI Việt Nam đứng thư 2 khu vực ASEAN
→Việt Nam dẫn đầu bảng xếp hạng PMI tháng 5 của ASEAN
Báo cáo của Nikkei vừa công bố cho biết chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất Việt Nam trong tháng 10 đã đạt xấp xỉ 54 điểm, tăng gần 3 điểm so với tháng trước và đứng thứ 2 khu vực ASEAN, chỉ sau Philippines.
Chỉ số này được đánh giá dựa trên mức độ gia tăng của các yếu tố như số lượng đơn đặt hàng mới, sản lượng hàng sản xuất, việc làm.
Điều này cũng cho thấy, ngành sản xuất Việt Nam đang tăng trưởng theo chiều hướng tích cực.
Trong khi đó, lĩnh vực sản xuất của ASEAN đã suy giảm nhẹ về các điều kiện hoạt động trong tháng 10. Chỉ số PMI toàn phần giảm từ 50,5 điểm trong tháng 9 xuống 49,8 điểm trong tháng 10 báo hiệu sức khỏe lĩnh vực sản xuất đã giảm nhẹ.
Đây là kết quả thấp nhất trong 15 tháng và là lần đầu tiên kể từ tháng 12.2017 chỉ số PMI khu vực nằm dưới ngưỡng 50 điểm.
Dữ liệu khảo sát mới nhất cho thấy sản lượng ngành sản xuất ASEAN tăng trưởng yếu nhất trong 15 tháng. Ngoài ra, số lượng đơn đặt hàng mới đã giảm với tốc độ nhanh nhất trong hai năm, mặc dù mức giảm chỉ là nhỏ. Tình trạng này diễn ra sau thời kỳ 9 tháng tăng số lượng đơn đặt hàng mới.
Kết quả hoạt động của ngành sản xuất không đồng đều trong khu vực, khi có 3 trong số 7 quốc gia báo cáo có cải thiện về các điều kiện hoạt động.
Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã giảm với tốc độ nhanh nhất trong tháng 10 khi nhu cầu từ nước ngoài đã giảm. Hoạt động mua hàng của các công ty sản xuất ASEAN đã giảm trong tháng 10.
Đồng thời, tồn kho hàng hóa cả trước và sau sản xuất đều giảm nhẹ. Cùng với mức giảm số lượng đơn đặt hàng mới, các công ty ghi nhận áp lực sản xuất đã giảm trong tháng 10 khi dữ liệu khảo sát cho thấy lượng công việc chưa thực hiện giảm nhẹ. Điều này đã được trợ giúp bởi mức tăng liên tục của việc làm trong bảy tháng.
Hiệu suất hoạt động của người bán hàng đã giảm ở sáu trong bảy quốc gia được khảo sát trong tháng 10. Các số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy nguyên nhân là do những vấn đề về vận tải ở một số quốc gia, cũng như các điều kiện thời tiết bất lợi.
"Các công ty sản xuất ASEAN gặp phải áp lực lạm phát lớn trong tháng 10 khi tốc độ tăng giá đầu vào đã tăng thành mức cao nhất trong hơn bốn năm rưỡi qua", Nikkei nhận định.
Chi phí nguyên vật liệu tăng và nhân tố tỷ giá đã tác động làm giá cả đầu vào tăng. Kết quả là giá bán hàngđã tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 9/2015. Mặc dù các điều kiện hoạt động đã giảm trong tháng 10, các doanh nghiệp sản xuất ASEAN vẫn có triển vọng lạc quan trong năm tới.
Nikkei cho rằng mức độ lạc quan tăng nhẹ so với tháng 9 khi Philippines, Indonesia và Việt Nam có mức độ lạc quan cao nhất về sản lượng trong tương lai".