Các điều kiện sản xuất, kinh doanh của ngành đã cải thiện ở mức tốt nhất trong hơn một năm trở lại đây. Ảnh: TL.

 
Sơn Mai Thứ Tư | 01/06/2022 17:12

PMI tháng 5 đạt gần 55 điểm, tăng mạnh và nhanh nhất trong 13 tháng

Niềm tin kinh doanh của các nhà sản xuất tiếp tục tăng tháng thứ 2 liên tiếp và là mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay.

Theo thông tin mới nhất từ IHS Markit, cho thấy Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 5 của Việt Nam đạt 54,7 điểm, cao hơn mức 51,7 điểm của tháng trước, cho thấy các điều kiện sản xuất, kinh doanh của ngành đã cải thiện ở mức tốt nhất trong hơn một năm trở lại đây.

Trong đó, sản lượng tăng mạnh và nhanh nhất kể từ tháng 4/2021, số lượng đơn đặt hàng mới cũng tăng mạnh khiến các nhà sản xuất tăng hoạt động nguyên liệu sản xuất và tuyển dụng lao động.

Các nhà sản xuất cho biết sản lượng tháng vừa rồi tăng mạnh và nhanh nhất trong 13 tháng trở lại đây là nhờ số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng với tốc độ đáng kể khi sức cầu được cải thiện.

 

Đơn hàng xuất khẩu mới dù có chịu ảnh hưởng từ chính sách thắt chặt kiểm soát phòng chống dịch COVID-19 của Trung Quốc nhưng vẫn ghi nhận mức tăng trưởng nhanh hơn, đóng góp vào việc tăng sản lượng của tháng 5. 

Với việc số lượng đơn đặt hàng mới tăng nhanh và mạnh như vừa nêu các nhà sản xuất phải đẩy mạnh tuyển dụng lao động tháng thứ 2 liên tiếp với mức nhanh và mạnh nhất kể từ tháng 4/2021.

Tháng 5 vừa qua cũng ghi nhận hoạt động mua nguyên liệu sản xuất tăng cao nhất 3 tháng gần đây. Nhờ sản lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh và nhanh nên tồn kho hàng hóa đầu vào của hoạt động sản xuất tiếp tục giảm tháng thứ 2 liên tiếp. Tồn kho thành phẩm cũng ghi nhận giảm và đây là lần giảm mạnh thứ 2 trong 10 tháng gần đây để trả đơn hàng mới của đối tác. 

Ảnh: TL.
Nhờ sản lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh và nhanh nên tồn kho hàng hóa đầu vào của hoạt động sản xuất tiếp tục giảm tháng thứ 2 liên tiếp. Ảnh: TL.

Ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, nói: "Các nhà sản xuất Việt Nam ngày càng có thể hoạt động bình thường hơn khi tình trạng gián đoạn do đại dịch dần mất đi, tháng 5 đã chứng kiến mức tăng mạnh của sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới, từ đó làm tăng việc làm và hoạt động mua hàng. Cũng có niềm tin ngày càng tăng rằng các công ty sẽ không tiếp tục phải đương đầu với những khó khăn do COVID-19.

Tuy nhiên, các biện pháp phong tỏa ở Trung Quốc đã ảnh hưởng lên ngành sản xuất theo hai cách chính - hạn chế nhu cầu hàng xuất khẩu và tiếp tục làm thời gian giao hàng bị kéo dài. Do đó, các công ty hy vọng hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc Đại lục có thể sớm bình thường trở lại, từ đó tiếp tục thúc đẩy phục hồi sản xuất ở Việt Nam".

Có thể quan tâm:

Vốn đầu tư doanh nghiệp Việt ra nước ngoài tăng gấp đôi trong 5 tháng