Thứ Sáu | 01/02/2013 17:48

Phó chủ tịch UBCK: Năm 2013 có thể sẽ còn nhiều lãnh đạo CTCK bị bắt

Nửa cuối của năm 2012, công tác thanh gia giám sát của UBCK đã được tiến hành rất mạnh và sát sao.
Năm 2012 thị trường chứng khoán (thị trường chứng khoán) đã chứng kiến nhiều vụ lãnh đạo công ty chứng khoán (công ty chứng khoán) bị cơ quan công an khởi tố có thể kể ra đây như: Tổng giám đốc công ty chứng khoán Liên Việt, công ty chứng khoán Tràng An, công ty chứng khoán Cao Su, công ty chứng khoán Hà Thành.

Ông Nguyễn Đoan Hùng – Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đã có cuộc trao đổi về vấn đề này.

Thời gian qua, thị trường chứng khoán chứng kiến nhiều vụ lãnh đạo các công ty chứng khoán bị bắt. Theo ông nguyên nhân là do thị trường chứng khoán khó khăn hay do công tác quản lý vẫn còn những kẽ hở?

Tôi cho rằng, quy định hiện nay đã khá đầy đủ như: yêu cầu các công ty chứng khoán phải tách bạch tiền tài khoản của nhà đầu tư hoặc không được phép sử dụng cổ phiếu của nhà đầu tư nhưng các công ty chứng khoán có thể trong quá trình kinh doanh đã có những mạo hiểm trong quyết định tự doanh, hợp đồng hợp tác đầu tư... khi thị trường phát triển thì không sao nhưng khi thị trường diễn biến xấu đi thì mới gây ra lỗ.

Để xử lý khoản lỗ này lãnh đạo nhiều công ty chứng khoán đã phải tiến hành vay để trả nợ nhưng lại không có khả năng hoàn trả số tiền đi vay đó nên phải “giật” lấy cổ phiếu của khách hàng để trả.

Nói một cách khác, lãnh đạo một số công ty chứng khoán đã không tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp nên mới liên tục dẫn ra các sai phạm và bị cơ quan an ninh bắt giam như thời gian qua.

Với tình hình thị trường và báo cáo về tài chính của nhiều công ty, theo ông năm 2013 này sẽ còn nhiều không những vụ lãnh đạo công ty chứng khoán bị bắt không?

Có thể có. Nửa cuối của năm 2012, công tác thanh gia giám sát của UBCK đã được tiến hành rất mạnh và sát sao, nhất là khi Thông tư 226 chính thức có hiệu lực, từ đó nhiều yếu kém về tài chính của một số công ty chứng khoán đã được bộc lộ.

Tuyên bố giải thể như công ty chứng khoán Âu Việt hay tiến hành sáp nhập sẽ là giải pháp tốt cho các công ty chứng khoán yếu kém hiện nay, thưa ông?

Để thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính các công ty chứng khoán sẽ chọn một số giải pháp sau: Các cổ đông lớn sẽ tìm đối tác để nhượng lại cổ phần (tìm người mua để bán lại), chọn công ty chứng khoán khác để sáp nhập. Nhưng nếu cả 2 cách đó đều không thành công thì tốt nhất là công ty chứng khoán đó nên tuyên bố giải thể.

Mặc dù việc giải thể một công ty chứng khoán sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với một ngân hàng nhưng chắc chắn nó cũng sẽ để lại nhiều hệ lụy. Ông có nghĩ thế không?

Điều đó tùy thuộc vào tình hình của từng công ty chứng khoán. Nhưng nhìn chung vì công ty chứng khoán không nhận tiền gửi đại trà, huy động vốn rộng khắp như ngân hàng, có chăng họ chỉ huy động vốn của một số đối tác và tiền ở tài khoản của nhà đầu tư.

Hiện nay, tổng tài sản của các công ty chứng khoán vào khoảng 70 – 100 nghìn tỷ đồng (rất nhỏ so với quy mô tài sản của các ngân hàng), trong đó vốn tự có của các công ty chứng khoán đã vào khoảng hơn 30 nghìn tỷ đồng.

Ông thấy sao trước ý kiến, trước khi sở hữu một công ty chứng khoán là ước mơ của nhiều người nhưng dường như bây giờ nó lại đang là gánh nặng?

Chứng khoán là một thị trường bậc cao, hoạt động trong thị trường đó yêu cầu kỹ năng và năng lực cao nên việc thành lập một công ty chứng khoán không có nghĩa đã là thành công.

Thu hẹp số lượng các công ty chứng khoán hiện nay là điều ai cũng nghĩ tới nhưng theo ông đối với thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ cần khoảng bao nhiêu công ty chứng khoán là đủ?

Để định lượng được thì rất khó bởi lẽ đây là quy định cung – cầu của thị trường. Có lẽ chỉ thị trường mới trả lời chính xác được câu hỏi “thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có bao nhiêu công ty chứng khoán là đủ?”.

Nguồn CafeF


Sự kiện