OPEC tính tái áp dụng hạn ngạch sản lượng
Đề xuất tái áp dụng hạn ngạch sản lượng đã làm bùng lên cuộc tranh luận gay gắt tại OPEC khi uy tín quốc gia và thị phần của các nước thành viên có thể bị đe dọa.
Sau khi từ chối giảm mục tiêu sản lượng hồi tháng 11/2014, OPEC đang bơm lượng dầu cao hơn mục tiêu 30 triệu thùng/ngày do sản lượng của Arab Saudi, Iraq và Libya tăng, trong đó sản lượng của Arab Saudi đạt kỷ lục.
Một quan chức cao cấp OPEC cho biết, Iraq đang tăng sản lượng và nếu Iran tăng xuất khẩu dầu sau khi đạt được thỏa thuận hạt nhân, giá dầu hoặc tiếp tục giảm hoặc sẽ phải có một vài điều chỉnh trong nội bộ OPEC.
Nếu sản lượng tiềm năng của các nước thành viên vượt quá 30 triệu thùng, OPEC sẽ cần tái áp dụng hạn ngạch sản lượng cho từng nước thành viên.
Một mặthạn ngạch là phương thức hợp lý và đáng tin cậy để phân phối và theo dõi sản lượng dầu của các thành viên trong trường hợp OPEC quyết định giảm sản lượng để hỗ trợ giá.
Mặt khác, OPEC sẽ phải quyết định những cơ sở để đưa ra hạn ngạch – dự trữ dầu thô, sản lượng, tốc độ tăng trưởng hoặc những tham số khác – và thảo thuận cơ chế ngoại lệ.
Iran cho rằng sản lượng dầu của nước này đang bị kìm hãm do các đòn trừng phạt trong khi Iraq cho biết, nước này cần phải có tỷ trọng lớn hơn sau nhiều năm chiến tranh và trừng phạt.
Nước xuất khẩu dầu hàng đầu Arab Saudi cho biết, OPEC không thể một mình cắt giảm sản lượng đồng thời tăng sản lượng dầu tháng 3/2015, trong một động thái – nhiều nhà phân tích coi là duy trì thị phần trước khi sản lượng dầu của Iran sẽ tăng lên.
OPEC sẽ nhóm họp vào ngày 5/6 tới đây. Thống đốc OPEC Libya đã kêu gọi OPEC cắt giảm ít nhất 800.000 thùng/ngày và Iran đã kêu gọi giảm ít nhất 5% sản lượng, tương đương 1,5 triệu thùng/ngày.
OPEC đặt mục tiêu sản lượng 30 triệu thùng/ngày từ năm 2012, nhưng không định rõ hạn ngạch sản lượng cho từng nước thành viên.
Nguồn NCDT/Reuters