OPEC phải tính toán lại chiến lược khai thác dầu
Không những thế, sự cạnh tranh từ nguồn dầu mỏ khai thác từ đá phiến buộc OPEC phải tính toán lạichiến lược khai thác và có thể phải tính tới khả năng cắt giảm sản lượng.
Nguy cơ giảm sản lượng
Theo các nhà phân tích, đối mặt nguy cơ giá dầu sụt giảm, sang năm 2013 OPEC có thể sẽ cắt giảm sảnlượng - động thái nhằm phản ứng trước sản lượng tăng cao từ Mỹ, khách hàng tiêu thụ dầu mỏ hàng đầucủa OPEC - và nhu cầu năng lượng tăng chậm.
Tổng thư ký OPEC Abdullah El-Badri cho rằng nếu nhìn vào mức giá hiện nay thì không có gì đáng longại vào thời điểm này. Giá dầu Brent biển Bắc ở mức 110 USD/thùng là có thể chấp nhận được đối vớicả người tiêu dùng và nhà sản xuất lúc này.
Tuy nhiên, theo ông, "thách thức lớn nhất mà thị trường dầu mỏ thế giới phải đương đầu trong nămtới là sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu, trong đó Khu vực đồng euro vẫn là một lo ngại chính."OPEC dự đoán nhu cầu dầu thô trong năm 2013 sẽ giảm xuống còn 19,7 triệu thùng/ngày.
Trong cuộc họp cuối cùng của năm tại Vienna, thủ đô của Áo trung tuần tháng 12 này, các bộ trưởngOPEC thừa nhận nhu cầu dầu mỏ năm tới giảm một phần vì tăng trưởng kinh tế yếu ở các quốc gia tiêuthụ - thách thức lớn nhất mà thị trường dầu mỏ phải đối mặt.
Dù có dự đoán OPEC sẽ giảm sản lượng trong những tháng tới song các nước thành viên OPEC lo ngạirằng nếu giảm sản lượng quá nhiều sẽ đẩy giá dầu mỏ tăng cao, gây nguy hiểm tới sự phục hồi kinhtế.
Nhà phân tích Andrey Kryuchenkov cho rằng phần lớn các nước thành viên OPEC đều sẽ hài lòng với mứcgiá hiện nay và sự cân bằng trên thị trường. Tuy nhiên, họ vẫn lo ngại sản lượng giảm có thể làmgiá dầu tăng cao và khiến tiêu thụ dầu mỏ của thế giới tăng chậm lại, từ đó gây phương hại sự phụchồi kinh tế trong năm 2013.
Nhưng mặt khác, kể cả khi OPEC duy trì hạn ngạch sản lượng ổn định thì vẫn có những yếu tố kháckhiến giá dầu biến động theo chiều hướng đi lên. Đó là những căng thẳng tại Trung Đông, với nhữngđiểm nóng là Syria, Israel và Palestine, cùng với chương trình hạt nhân của Iran vốn đang khiếnxuất khẩu dầu mỏ của nước này giảm hàng trăm nghìn thùng vì các lệnh trừng phạt quốc tế.
Khôngnhững thế, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), sản lượng dầu mỏ của các nước ngoài OPEC dự đoánsẽ tăng tới 54,2 triệu thùng/ngày vào năm tới sau khi đạt sản lượng kỷ lục năm 2010.
Cạnh tranh từ dầu đá phiến
Trong khi đó giới chuyên gia nhận định rằng trong dài hạn mức tăng sản lượng khí đốt và dầu mỏ khaithác từ đá phiến có nguy cơ làm giảm giá dầu thô thông thường. Gần đây, IEA dự đoán Mỹ sẽ trở thànhnước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới vào năm 2017 nhờ bùng nổ hoạt động khai thác dầu đá phiếntại nước này. Vì vậy, khả năng OPEC sẽ cắt giảm sản lượng dầu trong năm tới để trợ giá là không thểloại trừ.
Sự phát triển bùng nổ lĩnh vực khai thác dầu mỏ và khí đốt từ đá phiến của Bắc Mỹ đã làm thay đổicán cân trên các thị trường năng lượng toàn cầu, giúp Mỹ và Canada có được những đòn bẩy mới để trởthành các nước xuất khẩu năng lượng, bất chấp "lòng chảo dầu" Trung Đông vẫn giữ một vai trò quantrọng.
Trong khi Canada lâu nay vẫn là nước xuất khẩu năng lượng chủ chốt, sự gia tăng hoạt động khai thácdầu mỏ đá phiến nói lên một sự thay đổi quan trọng đối với Mỹ là nước này có thể chuyển từ một nướcnhập khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới thành một quốc gia xuất khẩu dầu mỏ ròng vào năm 2017. Chỉ trongvòng năm năm, sản lượng dầu thô của Mỹ đã tăng 32%. Riêng năm 2012, sản lượng đã tăng 14% so vớinăm 2011 lên 6,4 triệu thùng/ngày.
Theo Bộ Năng lượng Mỹ, con số này có thể tăng lên 7,1 triệu thùng/ngày trong năm 2013. Trên cơ sởđó IEA dự đoán Mỹ có thể trở thành nước sản xuất dầu mỏ số 1 thế giới vào năm 2017, vượt qua haiquốc gia hàng đầu hiện nay là Arập Xêút và Nga. Và Mỹ tiến tới trở thành quốc gia tự chủ về nănglượng vào năm 2030.
Theo dự báo mới của OPEC, dầu đá phiến sẽ đóng góp 2 triệu thùng/ngày vào nguồn cung dầu mỏ đến năm2020 và 3 triệu thùng/ngày vào năm 2035. Mức 2 triệu thùng/ngày này tương đương với sản lượng dầumỏ hiện nay của Nigeria, thành viên của OPEC và là nước xuất khẩu dầu thô hàng đầu của châuPhi.
OPEC nhận định, trong trung hạn dầu mỏ đá phiến sẽ tiếp tục đến từ Bắc Mỹ, nhưng các nơi khác trênthế giới có thể dần đóng góp trong dài hạn. Dầu mỏ và khí đốt đá phiến cũng có thể giữ một vị trítrong sản xuất dầu khí của các nước thành viên OPEC - tổ chức hiện chi phối 1/3 sản lượng dầu mỏcủa thế giới và nắm giữ khoảng 80% trữ lượng dầu thô thông thường.
Một phần do nguồn dầu đá phiến tăng lên nên nguồn cung dầu mỏ từ các nước ngoài OPEC được dự báo sẽtăng lên 56,6 triệu thùng/ngày vào năm 2016, tăng 4,2 triệu thùng/ngày so với năm 2011. Bên cạnhđó, dầu chiết xuất từ sa thạch ở Canada và dầu thô từ Kaspi và Brazil cũng sẽ đóng góp vào sự giatăng nguồn cung dầu mỏ ngoài OPEC.
Tuy vậy, Tổng thư ký OPEC Abdullah El-Badri nói rằng dầu đá phiến vẫn không tạo mối nguy cho OPECdo nhu cầu cao hơn sẽ dễ dàng tiêu thụ mức sản lượng tăng lên. Nhưng dù sao OPEC cũng thừa nhậnrằng thế giới sẽ cần ít dầu mỏ của các nước thành viên OPEC hơn, một phần do triển vọng nhu cầugiảm. Điều này phản ánh mối quan ngại trước mắt về thể trạng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là ởEurozone.
Các chuyên gia IEA còn cảnh báo than đá sẽ soán ngôi dầu mỏ và trở thành nguồn nhiên liệu được sửdụng nhiều nhất trên thế giới sau một thập kỷ nữa.
Theo đó, vào năm 2017 nhu cầu tiêu thụ than đá toàn cầu sẽ "đuổi kịp" nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ, vớitỷ lệ tương ứng là 4,32 tỷ tấn than và 4,4 tỷ tấn dầu do tăng trưởng kinh tế đẩy nhu cầu sử dụngthan đá. Như vậy xem ra OPEC khó lòng giữ được giá dầu ở mức cao để tiếp tục tận hưởng nguồn thukhổng lồ mà "vàng đen" mang lại như những năm vừa qua.
Nguồn Vietnam+