Thứ Tư | 12/09/2012 07:37
Ông Vũ Viết Ngoạn: Tín dụng của nền kinh tế 2013 sẽ cải thiện đáng kể
Năm 2013, nền kinh tế còn nhiều thách thức ở cả trong và ngoài nước, vì vậy, tăng trưởng GDP năm 2013 ở mức 5,5 - 6% là hợp lý.
Theo Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, TS. Vũ Viết Ngoạn, xét trên cả 2 phương diện tổng cung và tổng cầu, năm 2013 nhiều khả năng tăng trưởng GDP khá hơn. “Tuy nhiên, do còn không ít thách thức ở cả trong và ngoài nước, vì vậy, tăng trưởng GDP năm 2013 ở mức 5,5 - 6%”, ông Ngoạn cho biết.
Tốc độ tăng GDP của Việt Nam vẫn còn phải dựa rất nhiều vào nguồn vốn đầu tư. Theo ông, nguồn vốn đầu tư năm 2013 trông chờ chủ yếu vào đâu?
Nguồn đầu tư từ trái phiếu chính phủ đã được Quốc hội “chốt” 45.000 tỷ đồng (giai đoạn 2011 - 2015 mỗi năm chỉ được huy động tối đa 45.000 tỷ đồng); vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước khó có thể mở rộng do bị giới hạn bởi chỉ tiêu an toàn nợ công và nguồn thu ngân sách được dự báo sẽ không có yếu tố tăng đột biến. Do vậy, dư địa tăng đầu tư từ tài khóa để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế năm 2013 và những năm tới không còn nhiều. Và trên thực tế, tỷ lệ chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước trên tổng đầu tư toàn xã hội đã liên tục giảm dần từ mức 22% trong giai đoạn 2005 - 2008 xuống mức 18 - 20% trong giai đoạn 2009 - 2011 (tỷ lệ này năm 2012 khoảng 18%).
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục phải đối mặt với không ít khó khăn, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới vẫn tiếp tục bị hạn chế, nên dòng vốn này đổ vào Việt Nam năm 2013, chưa được cải thiện nhiều so với năm 2012. Như vậy, nguồn vốn đầu tư năm 2013 chủ yếu phải dựa vào khu vực dân doanh, trong đó bao gồm cả vốn tín dụng ngân hàng.
Lãi suất cho vay đã giảm, nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn rất thấp. Liệu có thể kỳ vọng vốn tín dụng ngân hàng tăng mạnh vào năm tới?
Nguồn vốn tín dụng có tăng hay không, tăng bao nhiêu phải dựa vào 2 phương diện là cung tín dụng và cầu đầu tư của nền kinh tế.
Về phía cung tín dụng, nhờ vào những biện pháp tích cực của Ngân hàng Nhà nước, thanh khoản của hệ thống ngân hàng ngày một ổn định hơn, nên các tổ chức tín dụng nhiều khả năng sẽ điều chỉnh chính sách tín dụng theo hướng “nới lỏng” hơn, vì thế cung tín dụng sẽ được nới rộng hơn. Trong khi đó, cầu tín dụng cũng được cải thiện đáng kể do tổng cầu của nền kinh tế được cải thiện; hàng hóa tồn kho giảm bớt...
Từ 2 phương diện này, tín dụng của nền kinh tế năm 2013 sẽ cải thiện đáng kể.
Cầu tín dụng chỉ tăng khi nhu cầu đầu tư và sức mua của thị trường hàng hoá khởi sắc. Tuy nhiên, cả 2 yếu tố này vẫn chưa khởi sắc, thưa ông?
Chỉ số hàng tồn kho tuy vẫn ở mức khá cao so với cùng kỳ, nhưng đã giảm mạnh kể từ tháng 3 tới nay. Cụ thể, vào thời điểm cuối tháng 3/2012, chỉ số hàng tồn kho lên tới gần 35%, thì trong vòng 5 tháng qua, chỉ số này giảm liên tục xuống còn mức 32% (tháng 4); 29,4% (tháng 5); 26% (tháng 6). Trong tháng 7 và tháng 8, chỉ số hàng tồn kho chỉ giảm xuống còn 21% và 20,8%. Chỉ số hàng tồn kho giảm đồng nghĩa với sức mua của thị trường tăng, DN tăng đầu tư vào sản xuất - kinh doanh.
Năm 2013, tiêu dùng của khu vực tư nhân và Nhà nước tiếp tục khởi sắc do hiệu ứng của chính sách dỡ bỏ giới hạn chi tiêu công, tăng lương… nên cầu đầu tư sẽ gia tăng.
Nhưng cú hích thực sự tăng cầu đầu tư lĩnh vực xây dựng, bất động sản - lĩnh vực có thể nói là chưa hết suy thoái?
Nhu cầu đầu tư khởi sắc vào năm 2013 phụ thuộc đáng kể vào sự hồi phục của lĩnh vực xây dựng, bất động sản (đóng góp 8 - 10% vào tăng trưởng GDP hàng năm). Tốc độ lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô dần ổn định, thanh khoản của hệ thống ngân hàng ngày càng được cải thiện, hy vọng sẽ tháo gỡ được khó khăn của thị trường bất động sản.
Vậy vì sao, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đề xuất xây dựng tốc độ tăng trưởng GDP năm 2013 chỉ có 5,5 - 6%?
Tốc độ tăng GDP trong quý III, IV năm nay, mặc dù cao hơn so với 2 quý đầu năm, nhưng cả năm nay, tốc độ tăng GDP cũng có thể chỉ đạt 5,3-5,6%. Vì thế, đề xuất xây dựng tốc độ tăng GDP năm 2013 ở mức 5,5 - 6% là hợp lý.
Tốc độ tăng GDP của Việt Nam vẫn còn phải dựa rất nhiều vào nguồn vốn đầu tư. Theo ông, nguồn vốn đầu tư năm 2013 trông chờ chủ yếu vào đâu?
Nguồn đầu tư từ trái phiếu chính phủ đã được Quốc hội “chốt” 45.000 tỷ đồng (giai đoạn 2011 - 2015 mỗi năm chỉ được huy động tối đa 45.000 tỷ đồng); vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước khó có thể mở rộng do bị giới hạn bởi chỉ tiêu an toàn nợ công và nguồn thu ngân sách được dự báo sẽ không có yếu tố tăng đột biến. Do vậy, dư địa tăng đầu tư từ tài khóa để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế năm 2013 và những năm tới không còn nhiều. Và trên thực tế, tỷ lệ chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước trên tổng đầu tư toàn xã hội đã liên tục giảm dần từ mức 22% trong giai đoạn 2005 - 2008 xuống mức 18 - 20% trong giai đoạn 2009 - 2011 (tỷ lệ này năm 2012 khoảng 18%).
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục phải đối mặt với không ít khó khăn, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới vẫn tiếp tục bị hạn chế, nên dòng vốn này đổ vào Việt Nam năm 2013, chưa được cải thiện nhiều so với năm 2012. Như vậy, nguồn vốn đầu tư năm 2013 chủ yếu phải dựa vào khu vực dân doanh, trong đó bao gồm cả vốn tín dụng ngân hàng.
Lãi suất cho vay đã giảm, nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn rất thấp. Liệu có thể kỳ vọng vốn tín dụng ngân hàng tăng mạnh vào năm tới?
Nguồn vốn tín dụng có tăng hay không, tăng bao nhiêu phải dựa vào 2 phương diện là cung tín dụng và cầu đầu tư của nền kinh tế.
Về phía cung tín dụng, nhờ vào những biện pháp tích cực của Ngân hàng Nhà nước, thanh khoản của hệ thống ngân hàng ngày một ổn định hơn, nên các tổ chức tín dụng nhiều khả năng sẽ điều chỉnh chính sách tín dụng theo hướng “nới lỏng” hơn, vì thế cung tín dụng sẽ được nới rộng hơn. Trong khi đó, cầu tín dụng cũng được cải thiện đáng kể do tổng cầu của nền kinh tế được cải thiện; hàng hóa tồn kho giảm bớt...
Từ 2 phương diện này, tín dụng của nền kinh tế năm 2013 sẽ cải thiện đáng kể.
Cầu tín dụng chỉ tăng khi nhu cầu đầu tư và sức mua của thị trường hàng hoá khởi sắc. Tuy nhiên, cả 2 yếu tố này vẫn chưa khởi sắc, thưa ông?
Chỉ số hàng tồn kho tuy vẫn ở mức khá cao so với cùng kỳ, nhưng đã giảm mạnh kể từ tháng 3 tới nay. Cụ thể, vào thời điểm cuối tháng 3/2012, chỉ số hàng tồn kho lên tới gần 35%, thì trong vòng 5 tháng qua, chỉ số này giảm liên tục xuống còn mức 32% (tháng 4); 29,4% (tháng 5); 26% (tháng 6). Trong tháng 7 và tháng 8, chỉ số hàng tồn kho chỉ giảm xuống còn 21% và 20,8%. Chỉ số hàng tồn kho giảm đồng nghĩa với sức mua của thị trường tăng, DN tăng đầu tư vào sản xuất - kinh doanh.
Năm 2013, tiêu dùng của khu vực tư nhân và Nhà nước tiếp tục khởi sắc do hiệu ứng của chính sách dỡ bỏ giới hạn chi tiêu công, tăng lương… nên cầu đầu tư sẽ gia tăng.
Nhưng cú hích thực sự tăng cầu đầu tư lĩnh vực xây dựng, bất động sản - lĩnh vực có thể nói là chưa hết suy thoái?
Nhu cầu đầu tư khởi sắc vào năm 2013 phụ thuộc đáng kể vào sự hồi phục của lĩnh vực xây dựng, bất động sản (đóng góp 8 - 10% vào tăng trưởng GDP hàng năm). Tốc độ lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô dần ổn định, thanh khoản của hệ thống ngân hàng ngày càng được cải thiện, hy vọng sẽ tháo gỡ được khó khăn của thị trường bất động sản.
Vậy vì sao, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đề xuất xây dựng tốc độ tăng trưởng GDP năm 2013 chỉ có 5,5 - 6%?
Tốc độ tăng GDP trong quý III, IV năm nay, mặc dù cao hơn so với 2 quý đầu năm, nhưng cả năm nay, tốc độ tăng GDP cũng có thể chỉ đạt 5,3-5,6%. Vì thế, đề xuất xây dựng tốc độ tăng GDP năm 2013 ở mức 5,5 - 6% là hợp lý.
Nguồn Báo Đầu tư