Thứ Năm | 30/05/2013 09:42
Ông Trần Du Lịch kiến nghị duy trì lạm phát 6,5-7% đến 2015
Đại biểu Trần Du Lịch cũng kiến nghị thực hiện chính sách miễn giảm thuế trong 3 năm chứ không phải trong 6 tháng, 1 năm như hiện nay.
Hôm nay (30/5), Quốc hội họp toàn thể tại Hội trường thảo luận, cho ý về Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012.
Tại phiên thảo luận, Đại biểu Trần Du Lịch (đoàn TPHCM) phát biểu, cử tri cả nước, đặc biệt là khối doanh nghiệp mong đợi tại kỳ hợp này Quốc hội sẽ đưa ra chính sách cụ thể để ngăn chặn đà suy giảm của nền kinh tế, vực dậy niềm tin thị trường trong dài hạn.
Theo ông Lịch, nền kinh tế đang tồn tại một số vấn đề cần đặc biệt quan tâm như: nông nghiệp rất khó khăn, không còn là chỗ dựa an cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, khu vực kinh tế trong nước bao gồm cả tư nhân và nhà nước đều suy yếu nặng nề trong khả năng cạnh tranh trong khi đó khối doanh nghiệp FDI nổi lên như là động lực cho nền kinh tế dẫn đến mất hài hòa trong cơ cấu và cần phải xem xét lại.
Tuy nhiên, ông Lịch cho rằng, điểm tích cực hiện nay là đã kiềm chế được lạm phát và đây là cơ hội để tiến hành các biện pháp mạnh mẽ hơn hướng tới mục tiêu trung dài hạn.
"Nếu loay hoay mà lạm phát quay lại thì lại rơi vào vòng luẩn quẩn. Cần phải làm thế nào để vài ba năm nữa phục hồi và quay lại thời kỳ vàng son trước đây. Nếu kinh tế Việt Nam không tăng trưởng 7 - 8% trong vài thập niên thì khó đạt mục tiêu công nghiệp hóa", ông Lịch nói.
Theo đó, ông Lịch đề xuất áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu - chính sách đặt ra mức lạm phát ở kỳ trung và dài hạn thay cho thời hạn ngắn như hiện nay. Cụ thể duy trì mức lạm phát 6,5-7% trong 3 năm 2013, 2014 và 2015; sau đó theo lộ trình mà giảm xuống dưới 5% trong giai đoạn tiếp theo.
Ông cũng đề xuất, trên tinh thần lạm phát mục tiêu có phối hợp giữa chính sách tiền tệ và đầu tư công để tổng đầu tư toàn xã hội đạt mức 30 - 32% GDP; Thực hiện chính sách miễn giảm thuế trong 3 năm chứ không phải trong 6 tháng, 1 năm như hiện nay;
Bên cạnh đó, xử lý các công trình đầu tư dang dở để kích thích tổng cầu; rà lại toàn bộ vốn nhà nước tại các doanh nghiệp và các doanh nghiệp không cần thiết thì thoái vốn đề đầu tư cơ sở hạ tầng; linh hoạt hơn trong chính sách tín dụng và tỷ giá, phấn đấu đạt dư nợ 12% trong năm 2013 và 3-3,5 lần GDP trong 3 năm tiếp...
Tại phiên thảo luận, Đại biểu Trần Du Lịch (đoàn TPHCM) phát biểu, cử tri cả nước, đặc biệt là khối doanh nghiệp mong đợi tại kỳ hợp này Quốc hội sẽ đưa ra chính sách cụ thể để ngăn chặn đà suy giảm của nền kinh tế, vực dậy niềm tin thị trường trong dài hạn.
Theo ông Lịch, nền kinh tế đang tồn tại một số vấn đề cần đặc biệt quan tâm như: nông nghiệp rất khó khăn, không còn là chỗ dựa an cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, khu vực kinh tế trong nước bao gồm cả tư nhân và nhà nước đều suy yếu nặng nề trong khả năng cạnh tranh trong khi đó khối doanh nghiệp FDI nổi lên như là động lực cho nền kinh tế dẫn đến mất hài hòa trong cơ cấu và cần phải xem xét lại.
Tuy nhiên, ông Lịch cho rằng, điểm tích cực hiện nay là đã kiềm chế được lạm phát và đây là cơ hội để tiến hành các biện pháp mạnh mẽ hơn hướng tới mục tiêu trung dài hạn.
"Nếu loay hoay mà lạm phát quay lại thì lại rơi vào vòng luẩn quẩn. Cần phải làm thế nào để vài ba năm nữa phục hồi và quay lại thời kỳ vàng son trước đây. Nếu kinh tế Việt Nam không tăng trưởng 7 - 8% trong vài thập niên thì khó đạt mục tiêu công nghiệp hóa", ông Lịch nói.
Theo đó, ông Lịch đề xuất áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu - chính sách đặt ra mức lạm phát ở kỳ trung và dài hạn thay cho thời hạn ngắn như hiện nay. Cụ thể duy trì mức lạm phát 6,5-7% trong 3 năm 2013, 2014 và 2015; sau đó theo lộ trình mà giảm xuống dưới 5% trong giai đoạn tiếp theo.
Ông cũng đề xuất, trên tinh thần lạm phát mục tiêu có phối hợp giữa chính sách tiền tệ và đầu tư công để tổng đầu tư toàn xã hội đạt mức 30 - 32% GDP; Thực hiện chính sách miễn giảm thuế trong 3 năm chứ không phải trong 6 tháng, 1 năm như hiện nay;
Bên cạnh đó, xử lý các công trình đầu tư dang dở để kích thích tổng cầu; rà lại toàn bộ vốn nhà nước tại các doanh nghiệp và các doanh nghiệp không cần thiết thì thoái vốn đề đầu tư cơ sở hạ tầng; linh hoạt hơn trong chính sách tín dụng và tỷ giá, phấn đấu đạt dư nợ 12% trong năm 2013 và 3-3,5 lần GDP trong 3 năm tiếp...
Nguồn Dân Việt