Ông Đoàn Nguyên Đức khẳng định HAGL kiểm soát tốt khoản nợ 16.000 tỷ đồng
Tuy nhiên, HAGL có bình quân tiền mặt sẵn có trong kỳ luôn hơn 2.500 tỷ đồng từ năm 2010 để dự phòng thanh khoản. Công ty cũng có hơn 1.500 tỷ đồng nợ ngân hàng Credit Suisse là trái phiếu, sẽ được chuyển đổi sang cổ phiếu theo tờ trình trình đại hội đồng cổ đông trong kỳ họp này.
Ngoài ra, có 4.230 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi/hoán đổi, chứng quyền. Sau khi chuyển đổi sang cổ phiếu, nợ sẽ giảm và vốn chủ sở hữu sẽ tăng.
Nếu loại 3 khoản trên, nợ thuần của HAG còn khoảng hơn 7.500 tỷ đồng. Tổng tài sản trên 30.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu HAG trong tháng này đã tăng lên gần 12.000 tỷ đồng.
Vì vậy, ông Đoàn Nguyên Đức khẳng định HAG không có rủi ro nợ vay ngân hàng. HAG có thể kiểm soát rất tốt 16.000 tỷ đồng nợ của mình. Đó là chưa kể tài sản của HAG trên thực tế có giá cao hơn giá trị sổ sách rất nhiều.
Ông Đức khẳng định, trong lịch sử phát triển 20 năm của mình, HAG chưa có nợ quá hạn với ngân hàng, chưa có nợ xấu. Vì vậy, "cổ đông đừng lo lắng. Lo lắng là lo thời những năm 2008 - 2009 khi HAG bị chao đảo, sắp đi, nhưng bây giờ HAG đã tái cơ cấu, và kiểm soát tốt tình hình", ông Đức nói.
Ông Vũ Hữu Điền cho biết thêm, 3 - 4 năm qua, khi bất động sản gặp khó khăn, HAG đã đa dạng hóa, và đầu tư mãnh liệt, có năm tiêu đến 5.800 tỷ đồng tiền đầu tư vào các dự án.
"Nhưng chúng tôi có thể khẳng định rằng, đến cuối năm 2012, HAG đã cơ bản hoàn tất chương trình đầu tư lớn. Từ năm 2013 trở đi HAG đầu tư vừa phải, và ngành nào tự cân đối vốn để đầu tư của ngành đó", theo ông Điền.
Vấn đề lo lắng hiện nay là dự án Myanmar, nhưng HAG đã thu xếp được tài chính, và đẩy mạnh thi công, sang năm 2014 đã có dòng tiền. "Vì vậy chúng tôi có thể khẳng định rằng: Việc đầu tư mạnh mẽ để làm tăng nợ như các năm trước là không còn nữa", ông điền nói.
Kết thúc đại hội cổ đông, toàn bộ các tờ trình của HAG đã được thông qua.
Nguồn CafeF