Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 112 giảm 29 loại phí, lệ phí đến hết 30.6.2021 thay vì đến cuối năm nay như quy định cũ. Ảnh: Thuongtruong

 
Minh Anh Thứ Tư | 30/12/2020 08:45

Ô tô sản xuất trong nước có gặp khó khi không được gia hạn giảm phí trước bạ?

Ô tô sản xuất trong nước không được giảm phí trước bạ trong thời gian tới, liệu có hãng xe trong nước sẽ tung ra nước cờ nào trong 2021?

Phí thuế với các dòng xe trong 2021 ra sao?

Được sự đồng ý của Thủ tướng, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 112 giảm 29 loại phí, lệ phí đến hết 30.6.2021 thay vì đến cuối năm nay như quy định cũ. Tuy nhiên, theo một nguồn tin chia sẻ với báo chí, Thủ tướng cũng đã đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính về việc không tiếp tục gia hạn giảm 50% phí trước bạ ôtô.

Như vậy, chính sách giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ ôtô sản xuất trong nước theo Nghị định 70 (thực hiện từ 28.6) sẽ hết hạn vào ngày 31.12 như dự kiến. Ngoài lý do Nghị định 70 làm giảm thu ngấn sách, Bộ Tài chính còn đưa ra thông tin về việc đại sứ quán một số nước như Indonesia, Thái Lan và Eurocham đưa ý kiến và gặp Bộ Tài chính kiến nghị về việc phân biệt đối xử giữa xe nhập khẩu và sản xuất trong nước.

Ảnh:
Để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp "hậu COVID-19", Thủ tướng đã đồng ý tiếp tục giảm một số loại phí, lệ phí. Ảnh: nhadautu

Trong khi đó, để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp "hậu COVID-19", Thủ tướng đã đồng ý tiếp tục giảm một số loại phí, lệ phí. Cụ thể, giảm 50% gồm phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán (trừ lệ phí cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận hành nghề cho cá nhân và phí giảm sát hoạt động chứng khoán), phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế cơ sở, phí thẩm định thiết kế kỹ thuật, phí thẩm định dự toán xây dựng...

Lệ phí cấp giấy phép thành lập ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và lệ phí cấp chứng chỉ năng lực xây dựng cho tổ chức và cá nhân cũng được giảm 50%. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng giảm 30% phí khai thác và sử dụng dữ liệu về môi trường, 30% phí khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thuỷ văn... Ước tính ngân sách giảm khoảng 1.000 tỉ đồng khi giảm số phí, lệ phí trên trong năm 2020 nhưng Bộ Tài chính vẫn đề xuất tiếp tục gia hạn đến 30.6.2021.

Các hãng xe trong nước đã có động thái gì?

Thực tế, giải pháp phí trước bạ chỉ là tạm thời giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước vì khó khăn dịch COVID-19. Theo Bộ Tài chính tính toán, sau khi Nghị định 70 quy định về mức thu lệ phí trước bạ ô tô sản xuất trong nước giảm 50% từ 28.6 – 31.12 đã giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 3.700 tỉ đồng.

Nếu thông tin này trở thành hiện thực sẽ là thách thức lớn với xe nội địa trong năm 2021, bởi giá xe trong nước từ chỗ được giảm giá vài chục, vài trăm triệu đồng sẽ tăng ngược trở lại và thị trường sẽ chịu cú sốc doanh số ngay từ quý I/2021.

Ảnh:
Các hãng xe lắp ráp trong nước đang tích cực “chạy nước rút”. Ảnh: giadinh

Trước thông tin này, các hãng xe lắp ráp trong nước đang tích cực “chạy nước rút” tung ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá xe để tăng doanh số bán ra và thanh lý các mẫu xe cũ để chuẩn bị cho các sản phẩm mới ra mắt vào năm 2021.

Ông Việt Dũng, trưởng bộ phận bán hàng một đại lý ô tô tại Hà Nội, chia sẻ: “Với hàng loạt chương trình ưu đãi, khuyến mãi đang được nhiều hãng, đại lý ô tô áp dụng cùng với tâm lý “mua ô tô chạy lệ phí trước bạ” sức mua ô tô đã liên tiếp tăng trưởng, hồi phục mạnh mẽ trong tháng 10 và 11.2020.

Theo đánh giá của các chuyên gia, sức cạnh tranh của xe nội địa yếu, nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2021, dù thị trường được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 10%.

 

Chính vì vậy, để duy trì doanh số bán hàng, giữ chân khách hàng, cạnh tranh với thị trường xe nhập khẩu, đại diện một doanh nghiệp xe trong nước tại Hà Nội, cho rằng: Để tránh cú sốc giá lăn bánh nhiều dòng xe có thể tăng trong năm 2021 do hết hạn giảm 50% phí trước bạ, các giải pháp được hãng tính đến là hỗ trợ khách hàng một phần lệ phí trước bạ, giảm giá bán các mẫu xe.

Lượng xe nhập ngày càng nhiều, đặc biệt là giá trị xe nhập khẩu nguyên chiếc vào thị trường Việt Nam đang có xu hướng giảm như trong tháng 11 xe nhập từ Ấn Độ chỉ ở mức 9,4 nghìn USD, tương đương khoảng 217 triệu đồng, giá xe nhập từ Indonesia khoảng 12,7 nghìn USD, tương đương 293 triệu đồng… sẽ khiến giá xe ô tô nội địa bị đặt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Điều này tạo sức ép buộc các hãng, đại lý nói chung phải tìm mọi cách cạnh tranh, chiếm thị phần, trong đó có giảm giá, nâng chất lượng, trang bị đa tiện ích...

► Thị trường xe 4 bánh nhộn nhịp cuối năm