Nửa triệu người Việt tham gia bán hàng đa cấp
Theo công bố của Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công thương ngày 19-9, số lượng người tham gia bán hàng đa cấp trên đã giảm 57% so với 1.162.000 người của cùng kỳ năm 2015.
Cục Quản lý Cạnh tranh cho biết, tính đến đầu tháng 9-2016, VN có 50 doanh nghiệp bán hàng đa cấp (BHĐC) có Giấy chứng nhận BHĐC - giảm 17 doanh nghiệp so với năm 2015.
Trong đó, có 9 doanh nghiệp đãbị thu hồi Giấy chứng nhận, 6 doanh nghiệp có Giấy chứng nhận bị chấm dứt hiệu lực và 2 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động.
Đáng lưu ý, Cục Quản lý Cạnh tranh nêu cập nhật số liệu của 48 doanh nghiệp, doanh thu 6 tháng đầu năm 2016 của các doanh nghiệp này đạt tới 4.000 tỉ đồng. Trong đó, doanh thu của khối có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1.800 tỉ đồng (45% thị phần).
Theo báo cáo của 48 doanh nghiệp, số lượng người tham gia BHĐC 6 tháng đầu năm 2016 còn khoảng 500.000 người, giảm 57% so với 1.162.000 người của cùng kỳ năm 2015. Các doanh nghiệp trên nộp trên 452 tỉ tiền thuế trong 6 tháng đầu năm 2016.
Nghị định số 42 quy định về Quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên lãnh thổ Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2014.
Tuy nhiên, sau hơn 2 năm triển khai, các quy định hiện hành đã bộc lộ một số bất cập, khiến loại hình kinh doanh này vốn được đánh giá cao ở nhiều quốc gia trên thế giới song lại bị biến tướng tại Việt Nam, gây bức xúc trong dư luận.
Ít nhất 9 doanh nghiệp đã bị Cục Quản lý Cạnh tranh rút giấy phép hoạt động và bị xử phạt với số tiền lên đến gần chục tỉ đồng.
Phát hiện 11 doanh nghiệp bán hàng đa cấp không phép
Theo Cục Quản lý Cạnh tranh, 6 tháng đầu năm 2016, đã có 48 Sở Công Thương tỉnh thành tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp BHĐC.
Kết quả, phát hiện 26 doanh nghiệp trên tổng số 48 công ty nằm trong diện kiểm tra có dấu hiệu vi phạm và bị xử phạt với số tiền lên tới gần 4,5 tỉ đồng.
Đặc biệt, đã phát hiện, xử lý 11 doanh nghiệp bán hàng đa cấp nhưng chưa có giấy chứng nhận với tổng tiền phạt 653 triệu đồng.
Cục Quản lý Cạnh tranh cho biết các vi phạm phổ biến của các doanh nghiệp BHĐC là: không đăng ký hoạt động, tự ý thay đổi hồ sơ, khuyến mãi “chui”, tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo mạng lưới quy mô lớn mà không thông báo, không xin...
Nguồn Tuổi trẻ