Chị Hải Âu (ngoài cùng bên phải) trong 1 lần tham quan – tập huấn tại Brazil.
Nữ CEO 8x và tròn một thập kỷ dành cho giáo dục sớm
10 năm theo đuổi đam mê và cống hiến hết mình cho lĩnh vực giáo dục sớm đã mang đến cho CEO 8x Phùng Thị Hải Âu không chỉ những thành tựu cá nhân, mà còn góp phần mở rộng cơ hội phát triển cho hơn 5000 trẻ em đã và đang theo học phương pháp đặc biệt này.
Giáo dục sớm từ lâu đã đóng vai trò là phương pháp nuôi dạy trẻ chủ đạo và phổ biến ở các quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Singapore, Canada… Tại Việt Nam, giáo dục sớm bùng nổ mạnh mẽ trong khoảng 2 – 3 năm trở lại đây nhờ sự quan tâm đúng mực hơn của các bậc phụ huynh. Và trên hết, đó là bởi sự cố gắng không ngừng nghỉ của những “nhà giáo dục tiên phong” – như chị Hải Âu.
Xin chào chị Hải Âu, chị có thể giúp độc giả đưa ra một định nghĩa cơ bản nhất về phương pháp giáo dục sớm?
Hiện nay có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm như: Phương pháp Montessori, Glenn Doman, hay STEAM... Tựu chung lại, lĩnh vực này bao gồm việc dạy tiếng Anh, dạy song ngữ, dạy các kỹ năng sống dạy kiến thức… cho trẻ với nhiều hình thức khác nhau, giúp trẻ tiếp cận việc học một cách tự nhiên và hạnh phúc nhất, tạo nền tảng vững chắc cho con trong những năm đầu đời để phát triển sau này ở các cấp cao hơn.
Chị có thể chia sẻ cơ duyên nào đã đưa chị đến và gắn bó với lĩnh vực này không?
Còn nhớ sau khi trải nghiệm với các em học sinh và chính con trai mình qua chương trình giáo dục sớm, tôi đã vô cùng bất ngờ với khả năng học tập và phát triển của con trong thời gian đầu đời.
Bé nói thành thạo Tiếng Việt và Tiếng Anh sau khi chưa tốt nghiệp mầm non. Kỹ năng sống và kiến thức tốt, độc lập và tự tin, có tư duy sáng tạo. Và điều tôi vô cùng yêu thích đó là tư tưởng nhân văn được hình thành và bồi đắp khi con còn rất nhỏ. Ví dụ như khi bé cùng tôi tham gia một trò chơi và người thua là tôi thì bé sẽ luôn miệng động viên rằng “Mẹ ơi mẹ, không sao đâu, cả hai chúng ta đều thắng”.
Chị Hải Âu đồng hành cùng Hệ thống giáo dục trẻ em CitySmart Việt Nam đã 1 thập kỷ. |
Bill Gates khẳng định tầm quan trọng của giáo dục sớm bằng đúc kết “Tác động của 5 năm đầu đời sẽ ảnh hưởng tới kết quả của 80 năm về sau”. Qua những kết quả của mình cùng cộng sự trong 10 năm qua, tôi khẳng định giáo dục sớm và giáo dục song ngữ không đơn thuần là cơ duyên đối với riêng tôi mà đó là điều tất yếu phải xảy ra với một nền giáo dục tiên tiến.
Chị có thể ví dụ cụ thể về một số thành quả đã đạt được?
Với một người làm nghề giáo dục thì thành quả lớn nhất chính là được nhìn thấy học sinh của mình trưởng thành. Ước tính đã có khoảng 5000 trẻ tham gia các dự án/chương trình liên quan đến giáo dục sớm do tôi quản lý. Phần lớn trẻ tốt nghiệp mầm non qua các trường quốc tế đều có đánh giá hài lòng về kết quả đầu ra của trường. Cũng đã có những hiệu trưởng trường mầm non, cấp 1 liên hệ lại với tôi để tìm hiểu lý do tại sao trẻ có những tiến bộ vượt bậc về kỹ năng như vậy và đề nghị được áp dụng rộng rãi chương trình giảng dạy giáo dục sớm tại trường của họ.
Bên cạnh quả ngọt thì chắc hẳn chị cũng đã gặp phải không ít khó khăn trong quãng thời gian dài cả một thập kỷ như vậy? Đã có lúc nào chị có suy nghĩ sẽ dừng lại chưa?
Vấn đề nhân lực và rào cản từ phụ huynh là hai trong số những khó khăn lớn mà tôi gặp phải trong thời gian đầu.
Tôi đã phải đối mặt với bài toán về lực lượng giáo viên nước ngoài với nền tảng giáo dục tốt nhưng khan hiếm, hay lực lượng giáo viên mầm non chưa có cơ hội trau dồi các kỹ năng và thực hành phương pháp mới với các chương trình mới từ quốc tế.
Nhiều năm trước, hầu hết các bậc phụ huynh vẫn chưa đánh giá đúng tầm quan trọng và có sự đầu tư xác đáng với vấn đề giáo dục sớm, thay vào đó chỉ tập trung vào giáo dục ở các cấp cao hoặc đại học. Điều mình cần làm là phải khiến họ hiểu và tin rằng giáo dục sớm là nền tảng cực kỳ cần thiết cho sự phát triển não bộ, phát triển tư duy và khả năng học tập của trẻ về sau.
Chị Hải Âu (ngoài cùng bên phải) trong 1 lần tham quan – tập huấn tại Brazil
Tuy nhiên khó khăn lớn nhất là khi bản thân không còn niềm tin với chính mình và con đường mình chọn. May mắn thay, những kết quả mang lại từ giáo dục sớm đã được chứng thực từ các tổ chức lớn trên thế giới cũng như từ chính con trai tôi đã luôn giữ cho tôi niềm tin với giáo dục sớm và giáo dục song ngữ, dẫn lối cho tôi vượt qua mọi khó khăn.
Tại sao chị không nhắc đến khó khăn về cạnh tranh trong bối cảnh 2 – 3 năm trở lại đây, giáo dục sớm bắt đầu phát triển mạnh ở Việt Nam và không ít đơn vị cũng đưa ra những sản phẩm đa dạng về giáo dục sớm? Làm thế nào để chị và Hệ thống Trường Song Ngữ iBS giữ vững được mục tiêu, mang đến những chương trình học chất lượng nhất tiếp cận đến phụ huynh và trẻ em với mức chi phí tốt nhất?
Trong giáo dục, tôi không muốn sử dụng cụm từ “cạnh tranh” bởi điều đó vô tình làm “thương mại hóa” những giá trị rất con người. Với iBS và những học sinh của tôi, tôi chỉ có một suy nghĩ là trao cho các em những gì tốt nhất mà chúng tôi có được cũng như mang về được từ quốc tế.
Để làm được điều đó, iBS sử dụng chiến lược kết hợp mô hình đào tạo và tận dụng tối đa nguồn nhân lực của công ty. Phải nói rằng tôi rất may mắn khi có một đội ngũ nhân sự có nhiều năm giảng dạy giáo dục sớm, kinh nghiệm vận hành tốt các chương trình nhượng quyền trên thế giới và đặc biệt rất đam mê với nghề.
Cuối cùng, chị muốn nhắn gửi điều gì đến những bậc phụ huynh chưa thực sự tin tưởng vào phương pháp giáo dục sớm?
Việc đào tạo trẻ giống như đi xây một ngôi nhà và giáo dục sớm chính là yếu tố quyết định phần móng sẽ vững hay yếu. Phần móng càng vững thì ngôi nhà càng có thể xây cao. Vì vậy hãy đầu tư nhiều thời gian, công sức và tài chính cho cái móng đó càng sớm càng tốt.
Cảm ơn chị và chúc chị cùng iBS sẽ vững vàng và thành công hơn nữa trong sứ mệnh đưa giáo dục sớm lan tỏa rộng khắp tại Việt Nam.
THÔNG TIN THÊM Tên thật: Phùng Thị Hải Âu - Sinh năm 1986. Các chương trình/dự án liên quan đến giáo dục sớm đã thực hiện:
Chị Hải Âu bắt đầu làm việc trong ngành giáo dục từ năm 2008, và làm trong lĩnh vực giáo dục sớm từ năm 2010 ở công ty TNHH CitySmart Việt Nam. Hiện chị đang nắm giữ vị trí CEO của CitySmart. Ngoài ra, chị cũng là Nhà sản lập và chủ sở hữu của iBS Việt Nam (International Bilingual Schools) - một công ty trong mảng giáo dục và mang chương trình giáo dục Anh Quốc về Việt Nam. |