Thứ Hai | 08/07/2013 13:41

Nóng tỷ giá tự do, khi nào can thiệp?

Vài tháng nay, thị trường lại nhộn nhịp hoạt động báo giá giao dịch USD trên thị trường tự do.
Không chính thức, nhưng cùng lúc cóhai loại giá: tỷ giá chính thống của các ngân hàng thương mại, tỷ giá của một số điểm giao dịchngoài luồng.

Cuối tuần qua và đầu tuần này, tỷ giá USD/VND ngoài luồng liên tục có thông tin căngthẳng, từng bước vượt các mốc 21.700 rồi vượt 21.800 VND.

Trao đổi với VnEconomy, một cán bộ ngoại hối cho rằng, so với hệ thống các tổ chức tín dụng hay thịtrường chính thức, quy mô các giao dịch ngoài luồng gắn với tỷ giá trên chỉ là con số nhỏ, nhưng lạiđẩy tâm lý thị trường nói chung đến căng thẳng và có thể củng cố thêm sự găm giữ và kỳ vọng nào đótrong dân cư.

Thực tế có quá căng thẳng không? Trên thị trường chính thức, việc các ngân hàng thương mại liên tụcnâng giá mua vào áp sát giá trần là một biểu hiện. Tuy nhiên, ở các cân đối chung chưa có sự mấtcân đối nào quá lớn, hay cung - cầu vênh đột biến.

Báo cáo cuối tuần qua của một tổ chức đầu tư cho hay, tỷ giá USD/VND liên ngân hàng đóng cửa ngày5/7 tại 21.290 VND, cao hơn 0,21% so với trần tỷ giá. Tổ chức đầu tư này hy vọng Ngân hàng Nhà nướcsẽ bán ra ngoại tệ để can thiệp và bình ổn, nhưng hiện vẫn chưa có dấu hiệu của hoạt độngnày.

Ngân hàng Nhà nước chưa bán ra, hẳn cũng có lý do.

Thông tin cập nhật gần đây cho thấy trạng thái âm đã giảm, thậm chí tự thân hệ thống cân đốiđược mà không cần bán ra hỗ trợ. Trường hợp bán ra, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ xem xét kỹ trạngthái của mỗi nhu cầu, chỉ bán ra khi âm quá.

Trở lại với những giao dịch trên thị trường tự do, sự căng thẳng và tác động tâm lý của nó đặt racâu hỏi: phải chăng việc quản lý các giao dịch ngoại tệ ngoài luồng đang bị buông lỏng?

Những ngày gần đây, nhiều thông tin đăng tải cửa hàng A, B, C… báo giá giao dịch cả chiều mua vàchiều bán. Và tất cả đều vi phạm pháp luật khi vượt mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Theo quy định của Pháp lệnh Ngoại hối, thị trường chỉ có duy nhất một giá là tỷ giá USD/VNDbình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố và các giao dịch được phép thựchiện trong biên độ +/-1%, áp dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Một sự vượt quá biên độ này là viphạm.

Thứ nữa, chỉ các tổ chức tín dụng được cấp phép hoạt động ngoại hối mới được tổ chức mua - bánngoại tệ; các đại lý trực thuộc tổ chức tín dụng chỉ được thực hiện giao dịch một chiều là mua vàomà không được bán ra.

Vậy, sau một thời gian dài khá im ắng, vì sao thị trường ngoại tệ tự do lại nổi cộm lên vềthông tin như những ngày qua? Liệu đang có một sự buông lỏng trong quản lý? Trả lời câu hỏi này làtrách nhiệm giám sát qua phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước, cơ quan quản lý thị trường và cơ quancông an.

Ở hướng khác, phải có các giao dịch thì thị trường tự do mới tồn tại. Đáng chú ý là những giaodịch này bất chấp cả sức nặng răn đe của quy định hiện hành. Đó là Nghị định số 95 của Chính phủ vềxử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng có hiệu lực gần hai nămqua.

Theo quy định tại Nghị định 95, các giao dịch ngoại tệ bất hợp pháp có thể bị phạt tới 100 triệuđồng, thậm chí tới 500 triệu đồng. Thêm đó, hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu cả lượng ngoại tệtang vật.

Bên cạnh việc xử lý các cân đối kỹ thuật và các yếu tố tác động, cơ quan thanh tra giámsát của Ngân hàng Nhà nước cũng đang phối hợp với lực lượng quản lý thị trường, cơ quan công an đểtăng cường kiểm tra, xử lý các dòng giao dịch ngoại tệ ngoài luồng này.

Nguồn VnEconomy


Sự kiện