Cozy

 
Thứ Sáu | 15/09/2017 08:00

Nông sản Việt đang đứng ở đâu trong cuộc chơi toàn cầu?

Bức tranh nông sản Việt gần đây được nhìn nhận với nhiều mảng màu tươi sáng, khi đã có những doanh nghiệp đầu tư bài bản đi ra thế giới. ​

Những bài toán muôn thưở

Từ năm 2006, khi Việt Nam gia nhập WTO nền kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc, trong đó, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản đã gấp 4 lần so với trước đây, đạt mức 30 tỷ USD năm 2014. Tuy nhiên, những năm trở lại đây tốc độ xuất khẩu có sự chậm lại và khó khăn hơn. Chỉ tính riêng xuất khẩu gạo, nếu như giai đoạn những năm 2012-2013 gạo Việt chiếm đến 65% số lượng nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc thì năm 2014 đã giảm còn 53% và hiện nay chỉ còn khoảng 47% khi có sự nhập cuộc của Myanmar, Thái Lan. Thị trường Philippines cũng vậy, từ chỗ gần như độc chiếm việc cung cấp gạo cho nước này qua hợp đồng cấp chính phủ (G to G), nay cũng phải chia sẻ với “đối thủ” đáng kể là Thái Lan. 

Nguyên nhân giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm nông sản trên thị trường thế giới là do phần lớn các doanh nghiệp Việt xuất khẩu thô nông sản, chất lượng nông sản không đồng đều vì thế không đủ sức làm chủ thị trường cũng như cạnh tranh với hàng nông sản của các nước khác. PGS.TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Đại học Quốc gia TP HCM phát biểu trong Hội thảo “Phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp”, dù có rất nhiều cơ hội khi đứng trước ngưỡng cửa hội nhập sâu với thế giới nhưng ông cảm thấy sốt ruột với hàng nông sản Việt Nam bởi chất lượng nông sản chưa cao, việc kết nối trong sản xuất còn yếu kém …

Bên cạnh đó, điểm khiến nông sản Việt mất điểm trên thị trường quốc tế là: qui trình sản xuất không đạt chuẩn về nông sản sạch, lượng tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật vượt quá mức cho phép. Một chuyên gia kinh tế khác nhận định: “Ở Việt Nam, do đặc thù sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, dẫn đến chất lượng sản phẩm không đồng đều, nguy cơ rủi ro về an toàn thực phẩm cũng khó tránh. Vì thế chúng ta cần phát triển rộng hơn các vùng sản phẩm an toàn”.

Đây cũng là nguyên nhân khiến nông sản Việt Nam xuất khẩu bị nước bạn trả về và bị cảnh báo trên thị trường thế giới. Điều này không chỉ khiến nông sản Việt tổn thất về kinh tế mà còn gây nên nhưng cái nhìn không tốt về thương hiệu nông sản “made by Việt Nam”.

Và những mảng màu tươi sáng của nông sản Việt

Thời gian gần đây, bức tranh ngành nông nghiệp Việt Nam được nhìn nhận với những mảng màu sáng hơn với những nông sản vươn tầm ra thế giới như: Cà phê Tây Nguyên, gạo Cần Thơ, dứa Đồng Giao, nhãn Ido, xoài Cát Chu, tiêu Phú Quốc, chuối Lào Cai, chôm chôm Java, chè Shan Tuyết, Ô Long, Tân Cương... là những nông sản Việt làm nức lòng người tiêu dùng thế giới. Năm 2016, các mặt hàng nông sản chiếm phân nửa kim ngạch xuất khẩu, ước đạt 15,1 tỷ USD.

Riêng đối với thị trường khó tính bậc nhất thế giới: Nhật Bản, tính đến hết tháng 5/2017 Việt Nam thu về hơn 43 triệu USD từ xuất khẩu rau quả vào thị trường này. Với nỗ lực đổi mới và sáng tạo, các doanh nghiệp nông sản Việt đã chủ động tìm lời giải cho bài toán loay hoay nhiều năm của ngành nông nghiệp, xây dựng một vị thế mới của nông sản Việt trong cuộc chơi toàn cầu.

Với định hướng chinh phục thị trường toàn cầu, các doanh nghiệp Việt không ngừng áp dụng những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào qui trình sản xuất để có được những sản phẩm nông sản đạt chuẩn quốc tế.

Riêng về thị trường chè, năm 2016, Việt Nam xuất khẩu 131.000 tấn chè, đạt kim ngạch hơn 217 triệu USD. Các loại chè Shan Tuyết, Ô Long, Tân Cương... của Việt Nam được lòng người sành trà thế giới, xuất khẩu ra nhiều thị trường như Pakixtan, sau đến Trung Quốc, Nga, Indonesia, Anh, Đức, Mỹ, Bỉ...

Điều đáng nói là nếu như trước đây, ngành chè của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu thô thì nay, đã bắt đầu có những doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu và xuất khẩu sản phẩm mang thương hiệu riêng, khẳng định dấu ấn của nông sản Việt. Một trong số các thương hiệu đã bắt đầu để lại dấu ấn trên thị trường quốc tế là Cozy, doanh nghiệp đã có bề dày gần 20 năm bền bỉ với việc xây dựng thương hiệu trà tại thị trường trong nước. 03/2017, tại cuộc thi chè quốc tế tại Bắc Mỹ, vượt qua các tiêu chí khắt khe, dòng sản phẩm trà hương nhài Cozy đã giành được giải vàng. Tại đây, trà xanh hương nhài Cozy được các chuyên gia chè trên thế giới đánh giá cao về hương vị.

Không chỉ đạt chất lượng cao và đồng đều, Cozy còn là thương hiệu đi tiên phong trong việc xây dựng chuỗi giá trị, từ những vùng nguyên liệu rộng lớn áp dụng tiêu chuẩn VietGap đến việc cập nhật công nghệ sản xuất tiên tiến bậc nhất thế giới nhằm kiểm soát được chất lượng sản phẩm theo từng khâu 1 cách chặt chẽ và khoa học. Cách đi của Cozy, lựa chọn những sản phẩm kế thừa tinh tuý nông nghiệp và đặc sắc ẩm thực của Việt Nam, đồng thời áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại của thế giới và nghiên cứu kỹ văn hoá tiêu dùng quốc tế để đưa ra những sản phẩm phù hợp là một điển hình cho cách làm nông nghiệp hội nhập và giá trị cao. Ông Peter Goggi, Chủ tịch Hiệp hội chè Mỹ cũng đã phát biểu trong một buổi toạ đàm có sự tham gia của Trưởng phái đoàn thường trực của Việt Nam tại LHQ Đại sứ Nguyễn Phương Nga “Thời cơ đang rất thuận lợi cho chè Việt Nam. Lịch sử trồng chè lâu đời, với những đồi chè và cây chè cổ thụ đã tồn tại qua nhiều thế hệ là những điều mà người tiêu dùng Mỹ rất hứng thú, đặc biệt là đối với phân khúc chè đặc sản.” 

Nong san Viet dang dung o dau trong cuoc choi toan cau?
Vùng nguyên liệu rộng lớn đạt tiêu chuẩn VietGap của Cozy tại Phú Thọ

Sau tín hiệu tốt từ cuộc thi chè quốc tế, trà xanh hương nhài Cozy đang có những chiến lược để dần dần tiến vào thị trường trà xanh cao cấp của Canada và Mỹ, hai thị trường khó tính bậc nhất, khẳng định chất lượng và hương vị tuyệt vời của một thương hiệu trà thuần Việt trên bản đồ nông sản thế giới.

Câu chuyện của trà hương nhài Cozy và một số dòng sản phẩm nông sản Việt Nam trong thời gian qua là những tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp đi theo con đường sản xuất nông sản hữu cơ, trong bối cảnh cuộc chơi toàn cầu dù khó khăn và khốc liệt vẫn luôn giành cơ hội cho những doanh nghiệp có tâm và có tầm. 

Nguồn Cozy