Nông nghiệp Nga gặp khó do chi phí đi vay tăng mạnh
Kuban Agroholding, một trong những doanh nghiệp thương mại nông nghiệp lớn nhất Nga, đã nhấn mạnh khó khăn của các nhà sản xuất nông nghiệp tại nước này do khủng hoảng tài chính, nhất là khi lãi suất cho vay tăng gần 2 lần.
Việc Moscow ban hành lệnh cấm nhập khẩu nông sản từ một số nước phương Tây nhằm trả đũa đòn trừng phạt mà phương Tây và Mỹ áp đặt lên Nga sau sự kiện Ukraine, về lý thuyết, đang tạo cơ hội cho các nhà sản xuất nội địa.
Tuy nhiên, chi phí đi vay đang cản trở nỗ lực cải tiến ngành nông nghiệp vốn đang có công nghệ lạc hậu, chủ tịch Kuban Agroholding Andrey Oleynik cho biết và nói thêm chăn nuôi là một những ngành đang gặp khó khăn nhất.
Đầu năm 2014 Kuban đã phải chịu lãi suất 14% cho các khoản vay để xây dựng cơ sở giết mổ trị giá 2,6 tỷ rúp (40 triệu USD) và trang trại nuôi 50.000 con lợn ở Krasnodar, phía tây nam Nga, hồi cuối năm 2014, giờ đây lãi suất đã tăng lên 22-27%.
Nguyên nhân khiến lãi suất cho vay tăng là do ngân hàng trung ương Nga hồi tháng 12/2014 đã nâng lãi suất cơ bản lên 17%, khiến các ngân hàng thương mại điều chỉnh lãi suất đối với các khoản vay hiện tại và nâng lãi suất các khoản vay mới.
Sức mạnh của đồng rúp được coi là yếu tố chính đối với ngành nông nghiệp thông qua các yếu tố đang tác động đến khả năng mua nông sản nhập khẩu sau khi Nga áp đặt lệnh cấm nông sản thực phẩm từ EU và Mỹ.
Nếu rúp xuống đủ thấp, Nga có thể nối lại hoạt động xuất khẩu lúa mỳ. Giá lúa mỳ của Nga đang giảm, tính theo rúp, với việc SovEcon ước tính giá lúa mỳ loại 3 giảm 200 rúp xuống 10.625 rúp/tấn hồi tuần trước.
Trong khi đó, giới phân tích đang theo dõi sát sao lãi suất của Nga để tìm dấu hiệu cho thấy chi phí đi vay tăng có thể gây trở ngại cho hoạt động gieo cấy vụ xuân, kể cả việc gieo cấy lại lúa mỳ vụ đông bị thiệt hại do đợt khô hạn.
Nguồn DVO/Agrimoney