CNBC
Nỗi sợ của thị trường chứng khoán Việt Nam gia tăng
Bất cứ ai đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam những ngày này phải có thần kinh thật vững vàng.
Sau khi giảm 26% từ mức kỷ lục trong tháng 4 đến cuối ngày 12.7, chỉ số VN-Index đã chứng kiến sự biến động của nó lên mức chưa từng thấy trong hơn tám năm qua. Chỉ số này, vốn vài tháng trước còn là tốt nhất Châu Á - Thái Bình Dương chỉ vài tháng trước, hiện đã xóa sạch tất cả các mức tăng trong năm 2018, giảm sâu hơn bất kỳ chỉ số nào chuẩn nào khác của khu vực từ mức đỉnh của nó.
Biến động thị trường tại Việt Nam lên mức cao nhất nhiều năm qua. |
Tâm lý nhanh chóng đảo chiều khi việc thắt chặt dự trữ liên bang đã kích thích đồng USD mạnh lên - và Việt Nam đồng thì mất giá. Nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu tháo chạy khỏi cổ phiếu của Việt Nam, và điều này thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn với mối lo ngại ngày càng tăng về hậu quả của những mâu thuẫn thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Bernard Lapointe, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt nhận định: “Sự bất ổn là điều bình thường ở giai đoạn này. Người mua và người bán đang tranh luận về việc thị trường sẽ đi về đâu, chốt lời. Thị trường đã khiến giới đầu tư thua lỗ nặng và sẽ mất nhiều thời gian để quay trở lại”.
Sau sáu năm liên tiếp có mức tăng 6%, VN-Index đã rơi vào vùng kháng cự trong tháng 5. Dù có một đợt phục hồi 12% vào đầu tháng Sáu, thì những sự tích cực đó đã không kéo dài, và sự biến động tăng lên. Chỉ số hồi phục 0,6% vào thứ năm(12.7) từ mức thấp nhất kể từ tháng 11. Kể từ tháng 4, thị trường chứng khoán Việt Nam đã mất 29 tỷ USD về giá trị khi các nhà đầu tư quốc tế dành 3/4 thời gian của họ để rút tiền khỏi thị trường trong ba tháng qua.
Sự sụt giảm này đã khiến PE của thị trường giảm về mức 14,3, mức thấp nhất kể từ tháng 9 và gần với mức PE trung bình ba năm là 14,6, theo dữ liệu do Bloomberg biên soạn. Đối với Bill Stoops, Giám đốc Đầu tư của Dragon Capital, cổ phiếu hiện đang ở mức giá rẻ với tăng trưởng thu nhập nhiều khả năng sẽ giữ ở mức khoảng 26% trong năm nay.
Ông cho biết thêm:"Các điều kiện cơ bản của thị trường vẫn rất tích cực. Nền kinh tế vĩ mô dường như rất ổn định: lạm phát thấp, dự trữ ngoại hối cao trong khi FDI vẫn đổ vào", đề cập đến đầu tư trực tiếp của người nước ngoài, chiếm khoảng 1/5 tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam.
Các nhà kinh tế dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt 6,8% trong năm 2018 và 6,7% trong năm 2019, theo dự báo trung bình được biên soạn bởi Bloomberg.
Nhưng điều đó không giúp thị trường tránh khỏi những đợt biến động lớn. Ông Lapointe kỳ vọng tình trạng hỗn loạn sẽ tiếp diễn. Ông nói: "Thị trường nên làm quen với điều này và xem đó là bình thường. Nó hơi giống như lạm phát: khi nó xuất hiện, thật khó để loại bỏ nó. Sự biến động sẽ cao hơn 12 tháng trước do nhiều nguồn bất ổn khác nhau”.
Nguồn Bloomberg