Nợ xấu ngân hàng có xu hướng tăng trong ngắn hạn
Theo thông tư 09 & 02, các ngân hàng phải tính trái phiếu doanh nghiệp, nợ liên ngân hàng và ủy thác đầu tư là 1 phần của tổng dư nợ tín dụng và phân loại ở bảng phân loại nợ hiện hành. Và sau đấy áp dụng các phương pháp kế toán chung và rồi trích lập dự phòng tùy từng loại. Các ngân hàng đã sử dụng các biện pháp định tính để phân loại nợ trong quá khứ bây giờ buộc phải dùng cả biện pháp thống kê và biện pháp định tính để phân loại nợ và sử dụng biện pháp nào cho kết quả chính xác hơn. Việc này gây ra nhiều khó khăn hơn cho ngân hàng trong việc can thiệp vào các luật phân loại nợ.
HSC ước tính trái phiếu doanh nghiệp do các ngân hàng nắm giữ là khoảng 120.000 tỷ đồng, tương đương bằng khoảng 3,33% tổng dư nợ là 3.599.390 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 6/2014. Khó có thể tính chính xác mức độ ủy thác đầu tư của các ngân hàng, tuy nhiên HSC ước tính các khoản ủy thác đầu tư vào khoảng 40.000 đến 60.000 tỷ đồng. Do vậy khi các ngân hàng lần đầu tiên phân loại các loại tài sản trên đây thì tỷ lệ nợ xấu sẽ có xu hướng tăng trong ngắn hạn.
Tuy nhiên tác động làm tăng tỷ lệ nợ xấu của việc này sẽ là không đáng kể nếu so với tác động của việc các ngân hàng phải phân loại một phần đáng kể nợ tái cơ cấu là nợ xấu và phải xem xét phân loại khách hàng vay theo hệ thống phân loại tập trung của Trung tâm thông tin tín dụng dựa trên thông tin thu thập từ tất cả các ngân hàng (sẽ áp dụng từ ngày 31/3/2015 khi toàn bộ các nội dung của Thông tư 02 có hiệu lực).
Để tuân thủ các quy định mới, các ngân hàng sẽ phải bắt đầu xem xét nợ tái cơ cấu của mình để xem khách hàng có đáp ứng các điều kiện để được tái cơ cấu nợ hay không. Nếu trong trường hợp bị coi là không đáp ứng thì các ngân hàng có thể tái cơ cấu nợ thêm một lần nữa mà chưa giảm mức phân loại trước thời hạn 31/3/2015. Trong khi xem xét lại phân loại nợ, các ngân hàng phải dựa trên hệ thống phân loại nợ của Trung tâm thông tin tín dụng cho cùng một khách hàng, quy định này sẽ có tác dụng trong trường hợp một cách hàng vay ở nhiều ngân hàng và mức phân loại nợ tốt nhất tại một ngân hàng bất kỳ đối với khách hàng này được lấy làm mức phân loại nợ chung.
Trong 6 tháng đầu năm, VAMC chỉ mua 12,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu (trong quý 4/2013 là 39 nghìn tỷ đồng). Trong quý 4/2013, VAMC phải cố gắng mua nhiều nợ xấu từ các ngân hàng nhất có thể trước cuối năm để hoàn thành mục tiêu mua nợ xấu của cả năm 2013. Có lẽ không có gì ngạc nhiên khi mà sau đó tốc độ mua nợ xấu của VAMC sẽ phải giảm xuống. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là mức độ giảm xuống mạnh.
Trên thực tế không có thêm nhiều thương vụ mua nợ xấu mới của VAMC và chỉ có một số ít ngân hàng bán được nợ xấu cho VAMC như Vietinbank; Vietcombank và BIDV.
Sau khi trao đổi với VAMC, HSC được biết các ngân hàng đang phải chuẩn bị hồ sơ pháp lý để bán tiếp nợ xấu và sự phê duyệt phát hành trái phiếu đặc biệt (TPĐB) của NHNN diễn ra chậm.
Ngoài ra còn có những vấn đề khác như điều kiện mua nợ xấu của VAMC được coi là không mấy hấp dẫn đối với các TCTD, việc phải trích lập dự phòng cho 20% giá trị TPĐB là một điều kiện khó đối với các ngân hàng quy mô nhỏ và trung bình. Một số ngân hàng đã yêu cầu giảm tỷ lệ trích lập dự phòng xuống còn 5% và chỉ được dùng tối đa 70% giá trị khoản nợ xấu bán cho VAMC khi dùng TPĐB vay vốn tái cấp vốn.
Nhiều ngân hàng cho rằng tỷ lệ 70% là thấp đặc biệt là khi tỷ lệ này còn được quyết định tùy từng trường hợp và điều này cho thấy vì lý do cẩn trọng thì tỷ lệ này đối với các ngân hàng nhỏ có lẽ còn thấp hơn nhiều mức 70%. Và điều này có lẽ đã giải thích tại sao cho đến nay chỉ rất ít TCTD có thể sử dụng TPĐB làm tài sản đảm bảo để xin vay vốn tái cấp vốn.
VAMC và các ngân hàng đang thảo luận để nâng tỷ lệ giá trị nợ xấu bán cho VAMC được dùng để vay tái cấp vốn và giảm tỷ lệ trích lập dự phòng cho TPĐB. Tuy nhiên, HSC cho rằng NHNN sẽ không dễ có nhiều thay đổi ở những vấn đề này vì còn phải dựa trên các quy định hiện hành. Tuy nhiên, như thường lệ NHNN có lẽ sẽ cố gắng tìm ra giải pháp. Cuối cùng là trong quý 1, các TCTD vẫn còn đang lên kế hoạch cho cả năm và sẽ dùng kết quả kinh doanh quý 2 để đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch. Do vậy, các ngân hàng đã hoãn kế hoạch bán nợ xấu cho VAMC cho đến sau khi kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm được công bố.
Thêm nữa là có vẻ hợp lý nếu cho rằng nợ xấu có chất lượng tương đối cao đã bán hết cho VAMC và giờ chỉ còn lại nợ xấu với chất lượng thấp hơn. Điều này có nghĩa là quá trình tìm nợ xấu phù hợp để mua của VAMC sẽ mất nhiều thời gian hơn. Ngoài ra hiện VAMC không có áp lực phải ngay lập tức mua nhiều nợ xấu nên công ty này mới chỉ mua một lượng nợ xấu nhỏ. Trên thực tế ở mức độ nào đó VAMC hiện đang tập trung chuẩn bị để tái cơ cấu hoặc bán nợ xấu đã mua.
Đến cuối năm mục tiêu của VAMC là mua tổng cộng 70-100 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Theo đó VAMC có thể sẽ phải mua 18,2-48,2 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng cuối năm, tương đương 0,5-1,33% tổng dư nợ trong hệ thống ngân hàng. Như vậy nếu VAMC chỉ hoàn thành được 2/3 mục tiêu đề ra thì điều này cũng đã có ảnh hưởng nhất định làm giảm tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trong quý 4.
Tuy nhiên cần lưu ý là trong quý 4 các ngân hàng sẽ phải lần đầu tiên trích lập dự phòng 20% TPĐB của VAMC. Quá trình hạch toán sẽ như sau: Các ngân hàng đã nhận TPĐB khi bán nợ xấu cho VAMC và TPĐB sẽ được ghi nhận là tài sản tài chính trong mục đầu tư trên bảng cân đối kế toán. Các ngân hàng trích lập dự phòng bằng 20% mệnh giá TPĐB sau mỗi năm sau ngày mua nợ. Sau khi bán, nợ xấu (và TPĐB) được loại bỏ và đưa ra khỏi nợ xấu.
Do đó, dự phòng trích lập cho TPĐB không ảnh hưởng đến dự phòng trích lập cho nợ xấu hay tỷ lệ NPL thực tế. Dự phòng nợ xấu thông thường và dự phòng cho TPĐB là riêng rẽ (theo đó giá trị sổ sách và phân loại nợ xấu đã bán cho VAMC thực tế sẽ được khoanh lại trong kỳ hạn của TPĐB).
Nguồn Theo DVO/HSC