Nợ xấu chủ yếu tập trung ở đâu?
Nợ tại thành phố lớn ít vào sản xuất
Ông Tô Duy Lâm, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM cho biết, đến cuối tháng 2/2013, nợxấu trên địa bàn thành phố chiếm 5,98% tổng dư nợ, trong đó, nợ nhóm 5 (có khả năng mất vốn) chiếm62,8% tổng nợ xấu.
Tính đến nay, dư nợ tín dụng bất động sản của TPHCM ước 88.480 tỷ đồng, chiếm 10,4% tổng dư nợ tíndụng. Trong đó, dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản là 79.469 tỷ; cho vay mua, xây dựng,sửa chữa và mua nhà để ở, cho thuê, xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở khu chế xuất là9.020 tỷ đồng. Nợ xấu cho vay bất động sản chiếm 6,13%/ tổng dư nợ cho vay bất động sản.
Còn ở Hà Nội, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố thì đến cuối tháng 2/2013, dưnợ tín dụng là 616.600 tỷ đồng, chiếm 25% tổng dư nợ toàn ngành cho nền kinh tế.
Trong tổng dư nợ nói trên, cơ cấu cho sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên: tam nông: 6,2%;tín dụng xuất khẩu: 10%; doanh nghiệp vừa và nhỏ: 8,5%, có nghĩa, dư nợ dành cho khu vực sản xuấtbền vững chiếm tỷ trọng thấp.
Hà Nội có lẽ là địa phương đứng đầu cả nước về tỷ lệ nợ xấu vì thị phần tín dụng đứng đầu cả nước,tập trung hội sở nhiều ngân hàng thương mại nhà nước, cổ phần lớn. Tại hội nghị ngành ngân hàng làmviệc với lãnh đạo Hà Nội ngày 29/3, bà Nguyễn Thị Mai Sương, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Hà Nội chobiết: "Dự phòng rủi ro đã trích lập chưa sử dụng đến cuối tháng 11/2012 tương đương 58,31% nợ xấu.Đến cuối tháng 12/2012, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã xử lý được 45 nghìn tỷ đồng nợxấu".
Một địa phương khác có tỷ lệ nợ xấu cao là Đà Nẵng. Theo ông Võ Minh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng thì đến cuối 2012, tổng dư nợ củathành phố ước đạt 50.739 tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu cho vay lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 1,72%,công nghiệp 18,8%; thương mại và dịch vụ: 19,91%; xây dựng: 13,65%; vận tải: 2,62%; lĩnh vực khác43,26%. Nợ xấu của Đà Nãng ở mức 2.143 tỷ đồng, chiếm 4,22% tổng dư nợ.
Nợ các địa phương thấp hơn tại các thành phố lớnTrong khi đó, ở những địa phương không bị tác động nhiều bởi bất động sản, chứng khoán, "dự án lớn"thì tỷ lệ nợ xấu lại rất thấp. Ông Trần Luyện, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Ngãi chobiết, đến cuối 31/12/2012, tổng nguồn huy động đạt 18.638 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 24.239 tỷđồng.
Mặc dù phải điều chuyển vốn nơi khác về nhưng nợ xấu của Quảng Ngãi đến 31/12/2012 chỉ còn 353 tỷđồng, chiếm 1,46% tổng dư nợ.
Tong cơ cấu tín dụng ở tỉnh này, "tam nông" đạt 4.950 tỷ đồng, chiếm20,42%, phần lớn do Agribank cung cấp; tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 5.880 tỷ, chiếm 24,26%,tín dụng xuất khẩu đạt 638 tỷ, chiếm 2,63%.
Bình Dương là địa phương có số dư huy động và tín dụng vào dạng "khủng" khi lần lượt là75.835 tỷ đồng và 53.686 tỷ đồng (tính đến 28/2/2013) nhưng nợ xấu chỉ 1.147 tỷ đồng, tương ứng2,13% trên tổng dư nợ.
Trong cấu trúc tín dụng của Bình Dương thì nông, lâm ngư nghiệp đạt 3.538 tỷ đồng, chiếm 6,57% tổngdư nợ; thương mại dịch vụ: 21.716 tỷ đồng, chiếm 40,36% tổng dư nợ; công nghiệp đạt 28.553 tỷ đồng,chiếm 53,07% tổng dư nợ.
Đồng Nai là địa phương sầm uất về kinh tế, tổng dư nợ đến hết 2012 là 67.684 tỷ đồng nhưng nợ xấuchỉ chiếm 2,36%. Hoặc, theo ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước thì tại12 tỉnh khu vực Tây Bắc, tổng dư nợ tín dụng đến 28/2/2013 đạt 108.676 tỷ đồng nhưng tổng nợ xấuchỉ 1.558 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,43% tổng dư nợ.
Nguồn VnEconomy