Thứ Năm | 07/03/2013 15:04
Nợ xấu biến mất hay chỉ chuyển đổi trạng thái?
Theo Ngân hàng Nhà nước nợ xấu đã xuống 6% tổng dư nợ, giảm 2,82% so với thời điểm 30/9/2012.
Ngân hàng mất lãi, Nhà nước mất thu
Giải thích về tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh, một quan chức ngân hàng cho biết, lý do chính là trong thời gian qua là các ngân hàng đã đẩy mạnh việc trích lập dự phòng rủi ro, thu hồi và xử lý nợ xấu.
Theo nguyên tắc, những khoản nợ xấu khi đã được trích lập dự phòng rủi ro thì phải đưa ra ngoại bảng, sẽ không thể hiện trên sổ sách nữa. Tất nhiên sổ sách của ngân hàng sẽ đẹp lên.
Nếu tính tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng vào khoảng 2,8 triệu tỷ đồng thì sau 5 tháng xử lý, nợ xấu đã giảm 78.960 tỷ đồng. Điều này cũng có nghĩa là trong thời gian qua, các ngân hàng đã phải trích lập dự phòng rủi ro một khoản lớn để xử lý nợ xấu. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho biết, các đã có sẵn khoản trích lập dự phòng rủi ro hơn 70.000 tỷ đồng.
Các chuyên gia cho rằng, việc trích lập dự phòng rủi ro là nghiệp vụ bắt buộc. Tuy nhiên nếu tỷ lệ nợ xấu thấp, ở mức 3% thì đương nhiên việc trích lập dự phòng sẽ thấp và chi phí thấp, sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn. Nhưng với tỷ lệ nợ xấu cao như vừa qua việc trích lập dự phòng buộc phải cao đã làm cho lợi nhuận giảm mạnh, qua đó thu thu nhập doanh nghiệp nộp cũng giảm và ngân sách bị thất thu một khoản lớn.
Theo các chuyên gia, giả sử với 70.000 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro thì các ngân hàng mất đi 70.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Nếu tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp mức 25% thì Nhà nước đã thất thu cỡ 17.500 tỷ đồng tiền thuế.
Vì phải trích lập dự phòng rủi ro cao đã dẫn đến lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2012 giảm mạnh. Trong năm 2012, tổng lợi nhuận toàn ngành ngân hàng chỉ đạt 28.600 tỷ đồng, sụt giảm gần 50% so với năm 2011. Nhiều ngân hàng, ngoài chi phí hoạt động tăng lên thì chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng cao gấp hơn 4 lần cùng kỳ 2011.
Bên cạnh đó, việc để những khoản nợ xấu đã trích lập dự phòng rủi ro ra ngoại bảng kế toán còn làm giảm nhẹ trách nhiệm thu hồi nợ cũng như trách nhiệm của người cho vay trước đây. Bởi đã để ra ngoại bảng thì đòi được hay không không quan trọng nữa và việc truy cứu trách nhiệm những cán bộ cho vay cũng giảm theo.
Chẳng hạn trong số nợ xấu có nhiều khoản phát sinh do định gía bất động sản cao hơn thực tế, một khu đất có giá trị khoảng 200 tỷ đồng, chỉ bằng một hợp đồng mua bán, chủ khu đất có thể nâng khống giá trị lên 800 - 1.000 tỷ đồng và đem thế chấp ngân hàng để được vay 600 tỷ đồng. Đến thời điểm này, giá trị khu đất chỉ còn chưa tới 100 tỷ đồng. Như vậy, ngân hàng hụt mất hơn 500 tỷ đồng với khoản cho vay khu đất, thậm chí bán cũng không có ai mua. Hậu quả là khoản nợ xấu này không bao giờ có thể đòi được.
Nay nếu những khoản như vậy lại được bỏ ra ngoại bảng cũng có nghĩa là để mặc, đòi được bao nhiêu thì đòi, thậm chí chẳng cần đi đòi cũng không sao, trách nhiệm của những cán bộ đã cho vay trước đây cũng không bắt buộc phải mang ra xem xét và nhiều người sẽ "thoát tội" nhờ các hạch toán này.
Chuyển từ dạng này sang dạng khác?
Trả lời đại biểu Quốc hội trong kỳ họp vừa qua (ngày 30/10/2012), Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, phấn đấu đến năm 2015 đưa nợ xấu của hệ thống ngân hàng dưới 3% theo đúng thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Chỉ mới qua 5 tháng, nợ xấu đã giảm gần 3%, cứ đà này đến cuối 2013 nợ xấu có thể sẽ xuống dưới 4% và không cần tới 2015 thì nợ xấu đã về mức dưới 3%.
Nhưng theo các chuyên gia, việc xử lý nợ xấu hiện nay vẫn được cho là hết sức khó khăn. Về nguyên tắc để xử lý nợ xấu có 2 cách là tăng dư nợ tín dụng mới lên, như vậy sẽ giúp giảm tỷ lệ nợ xấu xuống, nhưng hiện nay tăng trưởng tín dụng rất thấp, không thể đẩy mạnh được vì vậy khó làm giảm nợ xấu bằng cách này.
Tiếp theo là giảm quy mô nợ xấu. Tuy nhiên trong số nợ xấu thì nợ xấu do bất động sản gây ra chiếm tỷ lệ khá lớn, muốn giảm thì phải giảm tồn kho bất động sản, nhưng thị trường bất động sản đến nay khá trầm lắng giao dịch thành công rất hiếm vì vậy việc giải quyết nợ xấu theo hướng này cũng hết sức chậm chạp.
Trao đổi với báo chí, một chuyên gia tài chính phân tích 2 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ doanh nghiệp phá sản tăng cao hơn so với thành lập, trong khi đó hàng tồn kho vẫn ở mức cao nhất là với bất động sản, mà nợ xấu có liên quan rất lớn đến hàng tồn kho. Vậy không biết tại sao nợ xấu giảm được?
Quan sát trên thị trường tiền tệ cho thấy, hiện tại lãi suất cho vay không hề giảm, các dự án tốt mới được vay ở mức 12% nhưng số này không nhiều, còn lại vẫn phổ biến 15%-16% thậm chí là 17%, doanh nghiệp vẫn tiếp cận vốn rất khó khăn.
Vì sao nợ xấu giảm mạnh mà lãi suất không hề giảm, tín dụng vẫn không tăng trưởng, 2 tháng đầu năm 2013 tín dụng tăng ở mức âm 0,16%? Vậy nợ xấu có phải chỉ giảm về con số trên sổ sách?
Các ý kiến cũng đặt vấn đề là liệu ngoài việc tăng trích lập dự phòng rủi ro liệu có hiện tượng các ngân hàng làm đẹp sổ sách bằng những cách khác như giải ngân các khoản vay mới cho các khách hàng để trả nợ cũ hoặc giải ngân cho các dự án đã được hoàn thành để khách hàng trả nợ cũ. Hay giải ngân lòng vòng giữa các khách hàng có mối quan hệ liên minh với nhau cũng là một cách để giúp các khách hàng này có dòng tiền để trả nợ và giảm nợ xấu...
Các phân tích cho thấy mặc dù loại ra khỏi bảng kế toán nhờ đã được trích lập dự phòng rủi ro, nhưng thực chất số nợ xấu này vẫn còn trong nền kinh tế và nó vẫn treo lơ lửng chứ không hề mất đi.
Giải thích về tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh, một quan chức ngân hàng cho biết, lý do chính là trong thời gian qua là các ngân hàng đã đẩy mạnh việc trích lập dự phòng rủi ro, thu hồi và xử lý nợ xấu.
Theo nguyên tắc, những khoản nợ xấu khi đã được trích lập dự phòng rủi ro thì phải đưa ra ngoại bảng, sẽ không thể hiện trên sổ sách nữa. Tất nhiên sổ sách của ngân hàng sẽ đẹp lên.
Nếu tính tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng vào khoảng 2,8 triệu tỷ đồng thì sau 5 tháng xử lý, nợ xấu đã giảm 78.960 tỷ đồng. Điều này cũng có nghĩa là trong thời gian qua, các ngân hàng đã phải trích lập dự phòng rủi ro một khoản lớn để xử lý nợ xấu. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho biết, các đã có sẵn khoản trích lập dự phòng rủi ro hơn 70.000 tỷ đồng.
Các chuyên gia cho rằng, việc trích lập dự phòng rủi ro là nghiệp vụ bắt buộc. Tuy nhiên nếu tỷ lệ nợ xấu thấp, ở mức 3% thì đương nhiên việc trích lập dự phòng sẽ thấp và chi phí thấp, sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn. Nhưng với tỷ lệ nợ xấu cao như vừa qua việc trích lập dự phòng buộc phải cao đã làm cho lợi nhuận giảm mạnh, qua đó thu thu nhập doanh nghiệp nộp cũng giảm và ngân sách bị thất thu một khoản lớn.
Theo các chuyên gia, giả sử với 70.000 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro thì các ngân hàng mất đi 70.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Nếu tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp mức 25% thì Nhà nước đã thất thu cỡ 17.500 tỷ đồng tiền thuế.
Vì phải trích lập dự phòng rủi ro cao đã dẫn đến lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2012 giảm mạnh. Trong năm 2012, tổng lợi nhuận toàn ngành ngân hàng chỉ đạt 28.600 tỷ đồng, sụt giảm gần 50% so với năm 2011. Nhiều ngân hàng, ngoài chi phí hoạt động tăng lên thì chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng cao gấp hơn 4 lần cùng kỳ 2011.
Bên cạnh đó, việc để những khoản nợ xấu đã trích lập dự phòng rủi ro ra ngoại bảng kế toán còn làm giảm nhẹ trách nhiệm thu hồi nợ cũng như trách nhiệm của người cho vay trước đây. Bởi đã để ra ngoại bảng thì đòi được hay không không quan trọng nữa và việc truy cứu trách nhiệm những cán bộ cho vay cũng giảm theo.
Chẳng hạn trong số nợ xấu có nhiều khoản phát sinh do định gía bất động sản cao hơn thực tế, một khu đất có giá trị khoảng 200 tỷ đồng, chỉ bằng một hợp đồng mua bán, chủ khu đất có thể nâng khống giá trị lên 800 - 1.000 tỷ đồng và đem thế chấp ngân hàng để được vay 600 tỷ đồng. Đến thời điểm này, giá trị khu đất chỉ còn chưa tới 100 tỷ đồng. Như vậy, ngân hàng hụt mất hơn 500 tỷ đồng với khoản cho vay khu đất, thậm chí bán cũng không có ai mua. Hậu quả là khoản nợ xấu này không bao giờ có thể đòi được.
Nay nếu những khoản như vậy lại được bỏ ra ngoại bảng cũng có nghĩa là để mặc, đòi được bao nhiêu thì đòi, thậm chí chẳng cần đi đòi cũng không sao, trách nhiệm của những cán bộ đã cho vay trước đây cũng không bắt buộc phải mang ra xem xét và nhiều người sẽ "thoát tội" nhờ các hạch toán này.
Chuyển từ dạng này sang dạng khác?
Trả lời đại biểu Quốc hội trong kỳ họp vừa qua (ngày 30/10/2012), Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, phấn đấu đến năm 2015 đưa nợ xấu của hệ thống ngân hàng dưới 3% theo đúng thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Chỉ mới qua 5 tháng, nợ xấu đã giảm gần 3%, cứ đà này đến cuối 2013 nợ xấu có thể sẽ xuống dưới 4% và không cần tới 2015 thì nợ xấu đã về mức dưới 3%.
Nhưng theo các chuyên gia, việc xử lý nợ xấu hiện nay vẫn được cho là hết sức khó khăn. Về nguyên tắc để xử lý nợ xấu có 2 cách là tăng dư nợ tín dụng mới lên, như vậy sẽ giúp giảm tỷ lệ nợ xấu xuống, nhưng hiện nay tăng trưởng tín dụng rất thấp, không thể đẩy mạnh được vì vậy khó làm giảm nợ xấu bằng cách này.
Tiếp theo là giảm quy mô nợ xấu. Tuy nhiên trong số nợ xấu thì nợ xấu do bất động sản gây ra chiếm tỷ lệ khá lớn, muốn giảm thì phải giảm tồn kho bất động sản, nhưng thị trường bất động sản đến nay khá trầm lắng giao dịch thành công rất hiếm vì vậy việc giải quyết nợ xấu theo hướng này cũng hết sức chậm chạp.
Trao đổi với báo chí, một chuyên gia tài chính phân tích 2 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ doanh nghiệp phá sản tăng cao hơn so với thành lập, trong khi đó hàng tồn kho vẫn ở mức cao nhất là với bất động sản, mà nợ xấu có liên quan rất lớn đến hàng tồn kho. Vậy không biết tại sao nợ xấu giảm được?
Quan sát trên thị trường tiền tệ cho thấy, hiện tại lãi suất cho vay không hề giảm, các dự án tốt mới được vay ở mức 12% nhưng số này không nhiều, còn lại vẫn phổ biến 15%-16% thậm chí là 17%, doanh nghiệp vẫn tiếp cận vốn rất khó khăn.
Vì sao nợ xấu giảm mạnh mà lãi suất không hề giảm, tín dụng vẫn không tăng trưởng, 2 tháng đầu năm 2013 tín dụng tăng ở mức âm 0,16%? Vậy nợ xấu có phải chỉ giảm về con số trên sổ sách?
Các ý kiến cũng đặt vấn đề là liệu ngoài việc tăng trích lập dự phòng rủi ro liệu có hiện tượng các ngân hàng làm đẹp sổ sách bằng những cách khác như giải ngân các khoản vay mới cho các khách hàng để trả nợ cũ hoặc giải ngân cho các dự án đã được hoàn thành để khách hàng trả nợ cũ. Hay giải ngân lòng vòng giữa các khách hàng có mối quan hệ liên minh với nhau cũng là một cách để giúp các khách hàng này có dòng tiền để trả nợ và giảm nợ xấu...
Các phân tích cho thấy mặc dù loại ra khỏi bảng kế toán nhờ đã được trích lập dự phòng rủi ro, nhưng thực chất số nợ xấu này vẫn còn trong nền kinh tế và nó vẫn treo lơ lửng chứ không hề mất đi.
Nguồn VEF