Vingroup
Nikkei: Vingroup tiêu biểu trong quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam
Vào đầu tháng 4, tập đoàn này đã công bố việc thâm nhập vào thị trường dược phẩm, với kế hoạch bắt đầu xây dựng một nhà máy vào mùa hè này. Trước đó, vào tháng 3, tập đoàn đã công bố việc mua lại một công ty thức ăn chăn nuôi và lên kế hoạch thành lập một trường đại học. Liên doanh sản xuất ô tô của tập đoàn cũng đang phát triển với các thỏa thuận về đào tạo kỹ sư và các tập đoàn quốc tế lớn.
Đối với nền kinh tế Việt Nam, sự nổi lên của những người khổng lồ như Vingroup đang thúc đẩy tăng trưởng và công nghiệp hóa. Nhưng đó cũng là lúc người giàu trở nên giàu hơn, trong khi các doanh nghiệp nhỏ thường gặp khó trong việc tìm chỗ đứng cho mình, đặt ra những câu hỏi về tăng trưởng bền vững.
Hoạt động kinh doanh bất động sản đã tạo ra 70% tổng doanh thu của Vingroup trong năm ngoái, nhưng công ty đang vươn xa ra ngoài ngành kinh doanh cốt lõi. Với thương hiệu dược phẩm Vinfa, công ty có kế hoạch bán thuốc thảo dược truyền thống của Việt Nam trong khi cũng kinh doanh các loại thuốc phương Tây thông qua quan hệ đối tác với các cầu thủ châu Âu, Mỹ và Úc. Theo kế hoạch, nhà máy và trung tâm nghiên cứu sẽ được đặt tại tỉnh Bắc Ninh, với vốn đầu tư 97,7 triệu USD và có diện tích 10ha. Giai đoạn đầu của dự án sẽ có thể được khởi công sớm nhất vào tháng 7 tới.
|
|||
Ngoài dược phẩm, Vingroup đang chuyển sang sản xuất thực phẩm có lợi cho sức khỏe và thực phẩm chức năng, được bán tại các siêu thị Vinmart và các cửa hàng tiện lợi Vinmart Plus. Công ty nhìn thấy cơ hội kinh doanh khi người Việt Nam ngày một quan tâm đến sức khỏe. Vingroup cũng đặt cược vào ngành thức ăn chăn nuôi thông qua nông trại hữu cơ VinEco, mua lại 60% cổ phần của công ty thức ăn chăn nuôi Việt Thắng.
Cùng thời điểm đó, tập đoàn cho biết sẽ tham gia ngành giáo dục đại học bằng cách mở trường Đại học VinUni. Vào ngày 3. 4, Vingroup đã ký một thỏa thuận hợp tác chiến lược với Đại học Cornell và Đại học Pennsylvania, để nâng tầm giáo dục đạt tiêu chuẩn toàn cầu.
Vinschool, doanh nghiệp giáo dục của tập đoàn, đã mở các trường tiểu học và trung học kể từ năm 2013. Việc thiết lập một trường đại học là một mục tiêu được đánh giá cao. Đại học VinUni có ba khoa - kinh doanh, công nghệ và khoa học y tế.
Dự án Vinfast, vốn được khởi động vào tháng 9 năm ngoái, đã vấp phải nhiều hoài nghi do các chuỗi cung ứng trong nước còn chưa phát triển. Tuy nhiên, dự án VinFast có vẻ tiến triển tốt: Vào tháng 1.2018, công ty đã mua một giấy phép từ BMW để sử dụng công nghệ sản xuất độc quyền.
Chi tiết của thỏa thuận chưa được tiết lộ, nhưng Nikkei cho rằng Vingroup dường như đã có cơ hội tiếp cận những bí quyết công nghệ từ một nhà sản xuất ô tô toàn cầu.
Cũng là một phần trong kế hoạch đẩy mạnh hoạt đông sản xuất xe hơi, Vingroup thành lập một trung tâm đào tạo kỹ thuật tại một đặc khu kinh tế ở Hải Phòng vào đầu tháng 2. Trung tâm này sẽ đi hoạt động vào tháng 8. Chương trình đào hai năm rưỡi sẽ cung cấp hai mảng kiến thức về thiết bị điện tử và máy móc công nghiệp, bao gồm các lý thuyết và thực hành.
Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên sẽ được nhận chứng chỉ về các kỹ năng cần thiết để làm việc cho một nhà máy ở Đức, nhờ sự hợp tác với Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức.
VinFast đã bắt đầu sản xuất xe máy điện, dự kiến cho ra sản phẩm vào quý III.2018. Trong quý III.2019, công ty dự định tung ra hai mẫu "xe hơi quốc gia" đầu tiên của Việt Nam, một chiếc sedan và một chiếc SUV. Nếu tất cả diễn ra theo đúng kế hoạch, điều này sẽ đưa Việt Nam đến gần hơn với mục tiêu công nghiệp hóa của chính phủ trong năm 2020.
Vingroup đã đi một chặng đường dài từ xuất phát điểm là một công ty bất động sản nhỏ vào năm 2001. Và hiện tại khi đã là một gã khổng lồ, tập đoàn này đang tạo sức mạnh cho nền kinh tế cùng với các chủ sở hữu của VietJet Air, Sovico Holdings và FLC Group.
Nguồn Nikkei