Nikkei
Nikkei: Người Nhật hối hận vì chê cười Vinmart của Việt Nam
Các cửa hàng địa phương đang tìm ra lợi thế cạnh tranh bằng cách điều chỉnh các sản phẩm dựa trên thời gian trong ngày và tăng cường dịch vụ lên ngang bằng với các cửa hàng ở Nhật và các nền kinh tế tiên tiến khác.
Chúng ta hãy lấy chuỗi cửa hàng VinMart Plus làm ví dụ. Kể từ khi công ty bắt đầu chú trọng đến việc mở rộng mạng lưới cửa hàng, số lượng cửa hàng VinMart Plus đã tăng nhanh chóng lên 1.000 vào tháng 9. Số lượng cửa hàng như trên vượt xa chuỗi cửa hàng thứ 2, FamilyMart của Nhật, vốn dự kiến sẽ có 150 cửa hàng vào cuối năm nay.
Nhiều cửa hàng ở Hà Nội và TP.HCM đều nhỏ bé và hẹp, có diện tích dưới 100m2.
Một cửa hàng VinMart Plus trên đường Lê Duẩn ở Hà Nội là một ví dụ điển hình. Nó được cải tạo từ một studio cho thuê. Các cửa hàng chỉ rộng 3-4m, khác xa với một cửa hàng tiện lợi thông thường ở Nhật. Các lối đi hẹp nhất chỉ là 90cm, ít hơn nhiều lối đi trong các cửa hàng ở Nhật và các nền kinh tế tiên tiến khác.
Sơ đồ không gian tại một cửa hàng Vinmart Plus. Ảnh: Nikkei |
Khách hàng dường như không quan tâm lắm đến điều này, vì hầu hết các cửa hàng ở Việt Nam đều nhỏ.
Cầu thang và tầng hai đã được chuyển thành nhà kho. Về cơ bản, mỗi cửa hàng được quản lý bởi hai nhân viên, với trên dưới 10 camera an ninh.
Đặc điểm nổi bật nhất của cửa hàng VinMart Plus là giá sản sản phẩm thay đổi theo thời gian trong ngày. Kể từ tháng 6, các cửa hàng VinMart Plus đã thực hiện bán giá ưu đãi các thực phẩm tươi sống, thực phẩm có thể ăn ngay khỏi cần nấu từ 4 giờ chiều tới 7h30 tối, công ty gọi đây là "giờ vàng nội trợ".
Phần lớn các sản phẩm trên rất được những người nội trợ ở Việt Nam ưa chuộng.
Đồng thời, các cửa hàng giảm giá 10-20% đối với một số sản phẩm. Những phương pháp này đang chứng tỏ hiệu quả, lôi kéo khách hàng từ các chợ truyền thống và siêu thị vào cửa hàng VinMart Plus.
Một số người quản lý của cửa hàng VinMart Plus nói: "Số bà nội trợ thường xuyên ghé qua cửa hàng của chúng tôi đang gia tăng.
Doanh thu hàng ngày tại cửa hàng trên đường Lê Duẩn là vào khoảng 16 triệu đồng (700 USD). Các loại bán chạy nhất là đồ uống có cồn và đồ uống khác, đồ ăn nhẹ và thực phẩm có thể ăn ngay, và rau củ.
Dịch vụ giao hàng tại nhà trong bán kính 700m của 22 cửa hàng VinMart Plus tại Hà Nội bắt đầu vào ngày 5.10, và số lượng khách hàng đang tăng mạnh.
Vingroup dự kiến tăng số lượng cửa hàng VinMart Plus lên 3.000 vào năm 2018 và 10.000 vào năm 2019.
Ngưỡng thu nhập
Số lượng thành phố có GDP tính theo đầu người vượt quá 3.000 USD đang gia tăng ở khu vực Đông Nam Á, một ngưỡng có thể kích thích sự bùng nổ của các cửa hàng tiện lợi.
Trong khi các cửa hàng tiện lợi đang lan rộng khắp khu vực, các chuỗi cửa hàng Nhật Bản, vốn có những ưu thế trong thiết kế và dịch vụ lưu trữ, phải đối mặt với một trận chiến khó khăn. Các vấn đề của họ bao gồm hoạch định các chính sách hàng hóa phù hợp với sở thích của người địa phương, thiết lập mạng lưới phân phối và khắc phục các hạn chế của địa phương đối với việc mở cửa hàng.
Vào cuối tháng 6, nhà khai thác của các cửa hàng 7-Eleven ở Indonesia đã phải đóng cửa tất cả 116 cửa hàng. Trong khi đó, các đối thủ địa phương như Indomaret và Alfamart đã mở tới 10.000 cửa hàng.
Các chuỗi cửa hàng tại địa phương đã thiết lập được một hệ khách hàng thường xuyên bằng cách mở các cửa hiệu nhỏ gần các khu dân cư. Ngược lại, các cửa hàng 7-Eleven quá rộng lớn, nhưng khu ăn uống lại quá chật và bị ảnh hưởng bởi hạn chế mức tiêu thụ rượu ở xứ vạn đảo.
Tại TP.HCM, số lượng các cửa hàng FamilyMart và Ministop là gần 100. Tuy nhiên, tại Hà Nội, các chuỗi cửa hàng của Nhật vẫn chưa mở cửa hàng tiện lợi nào.
Một nhà quản lý cao cấp của một chuỗi cửa hàng của Nhật, người đã từng hoài nghi cách tiếp cận của Vingroup về việc mở cửa có quy mô nhỏ như vậy. Người này cho biết cửa hàng VinMart Plus "không được coi là cửa hàng tiện lợi", và cho rằng Vingroup sẽ "thua lỗ lớn." Nhưng giờ đây ông đang cảm nhận một mối đe dọa lớn từ VinMart Plus.
Nguồn Nikkei