Chủ Nhật | 30/09/2012 13:59

Những thống kê thú vị trên TTCK Việt Nam tháng 9/2012

SME phá kỷ lục VKP thành cổ phiếu có giá thấp nhất 200 đồng/CP. Thanh khoản cạn kiệt, KLGD hai sàn dưới 50 triệu cổ phiếu, giá trị quanh 500 tỷ đồng/phiên.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng 9 (28/9), VN-Index chốtphiên đạt 392,6 điểm, so với tuần trước đó giảm 2,9 điểm (-0,7%) so với tháng trước giảm 3,4 điểm(-0,9%). HNX-Index đã thiết lập mức đáy lịch sử trong tháng 9, xuống 54,62 điểm vào ngày 20/9, chốttháng ở mức 55,47 điểm, giảm 9,7% so với tháng trước.53% cổ phiếu sàn HoSE và 72% cổ phiếu sàn Hà Nội dưới mệnhgiá

Theo số liệu thống kê tại ngày 28/9, sàn HoSE có 170 cổ phiếu dưới mệnh giá trong đó có 66 mã cógiá từ 3-5 nghìn đồng/CP, 15 mã dưới 3.000 đồng/cp. Hai mã trên 100.000 đồng/CP là VCF của VinacafeBiên Hòa (145.000 đồng/CP) và VNM (117.000 đồng/CP), trong khi đó cổ phiếu có giá thấp nhất sànHoSE tính đến cuối tháng 9 là VSG có giá 1.200 đồng/CP, DDM 1.400 đồng/CP và VES 1.800 đồng/CP.

Tại Sàn Hà Nội, 281 mã dưới mệnh giá trong đó 59 mã có giá dưới 3.000 đồng/CP, 79 mã có 3-5nghìn đồng/CP. Cổ phiếu có giá cao nhất sàn Hà Nội là HGM và SQC (87.000 đồng và 80.000đồng/CP).

Cổ phiếu có giá thấp nhất sàn Hà Nội và cũng thấp nhất lịch sử TTCK Việt Nam là SME có giá 200đồng/cp. SME cùng SD3 ngày 26/10 tới đây sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc do vi phạm nghiêm trọng việccông bố thông tin trên TTCK.

Thanh khoản cạn kiệt, mỗi phiên KLGD hai sàn dưới 50 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch quanh 500tỷ đồng.

Hiện tại thanh khoản thấp do 4 lý do: thứ nhất do giá cổ phiếu quá thấp và NĐT không muốnbán lỗ thêm nữa, thứ hai, UBCK đang thanh tra các CTCK và hoạt động bán khống đang dừng lại do đócác lệnh bán giá thấp cũng đang chững lại, thứ ba, dòng tiền hiện tại không vào kênh chứng khoán,việc huy động quỹ mới rất khó trong khi các tập đoàn lại muốn bán cổ phiếu để thu hẹp hoạt động đầutư ngoài ngành.

Vốn hóa sàn HoSE mất gần 42.300 tỷđồng

So với thời điểm 21/8 - thời điểm vụ ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt, mặc dù đã có sự hồi phục đáng kể vào thờiđiểm giữa tháng 9 song VN-Index vẫn mất 24,2 điểm (-5,8%), HNX-Index mất 11,48 điểm (-17%). Vốn hóasàn HoSE mất 42.300 tỷ.

77% số mã niêm yết sàn HoSE và 72% số mã niêm yết sàn Hà Nội có giá thấp hơn so với thời điểm21/8.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn là "nạn nhân" nặng nề nhất, ACB, EIB sau đợtbán sàn liên tục trong 3 ngày 21-13/8, mặc dù có sự hồi phục nhẹ song ACB vẫn mất 32% và 27%, xuống16.500 đồng/cp và 14.400 đồng/cp, CTG và SHB giảm 15% và 12%, VCB, STB, MBB và NVB giữ được giá,chỉ giảm từ 6-9%.

Trong Top 16 cổ phiếu có mức tăng trên 10% tại sàn HoSE trong 6tuần qua, CSG là cổ phiếu gây được sự chú ý nhiều nhất sau khi công ty này công bố hủy niêmyết vào ngày 4/10 (ngày giao dịch cuối cùng 3/10) để giải thể công ty.

Giá CSG hiện nay khoảng 11.200 đồng/cp, trước mắt tại ngày chốt hủy niêm yết, cổ đông sẽ nhậnđược 9.300 đồng tiền mặt/cổ phiếu, sau đó công ty sẽ bán tài sản và phần còn lại sẽ chia tiếp chocổ đông, dự kiến mỗi cổ đông được chia từ 13.000-15.000 đồng/CP.


Có 25 mã giảm từ 30-40% sau 6 tuần, trong đó ITA rơi từ 6.400 đồng/cp xuống còn 4.500 đồng/cp, thờigian gần đây ITA luôn là một trong các cổ phiếu giao dịch mạnh nhất nhóm VN30.

Có 6 mã giảm trên 40% là BGM, DHM, PTL, DLG, PXM và DDM.


Tại sàn Hà Nội, có 81 mã tăng giá so với thời điểm 21/8, tuy nhiên HNX-Index giảm mạnh chủ yếudo tác động từ cổ phiếu ACB và PVX. PVX nằm trong top 10 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất sàn Hà Nộitrong hơn 1 tháng qua khi giảm tới 44% và rơi xuống 4.400 đồng/CP. SME và TAS là hai mã giảm mạnhnhất.

Tại nhóm tăng, DHI đã gây shock cho toàn thị trường khi tăng gấp đôi trong hơn 1 tháng, từ 3.400đồng/CP ngày 21/8 lên 7.200 đồng/CP ngày 28/9. Nhiều nghi vấn đặt ra cho DHI khi mã này tăng bấtngờ trong bối cảnh toàn thị trường giảm điểm, thanh khoản thì rất thấp, mỗi phiên khớp lệnh đượctrên dưới 10.000 cổ phiếu, có phiên không khớp lệnh cổ phiếu nào, KLGD trung bình 10 phiên đạt chưađến 7.000 cổ phiếu/phiên.

KQKD của DHI không có gì nổi bật, ngoài việc công ty này có lãi 158 triệu đồng trong quý 2/2012sau 5 quý lỗ liên tiếp, tính chung 6 tháng công ty này vẫn đang lỗ hơn 270 triệu đồng.

DHI có cổ đông lớn là Nhà xuất bản Giáo dục đăng ký mua vào 129.000 cổ phiếu trong giai đoạn từ31/8 - 28/9 - là thời điểm DHI tăng trần liên tục.

Nguồn CafeF/TTVN


Sự kiện