Chủ Nhật | 02/02/2014 08:03

Những phen "cứu nguy" khó hiểu trên TTCK

Đầu xuân năm mới, chúng tôi tổng hợp một số sự kiện về việc các doanh nghiệp bất ngờ được "cứu nguy" khi hoạt động kinh doanh sa sút.

Có những trường hợp, sau khi "giúp", người thoáng tay cứu lại rơi vào trạng thái kinh doanh không mấy sáng sủa.

1. Thương vụ OGC cứu nguy cho PVX: Mua gấp 3, bán bằng 1/3 thị giá

CTCP Tập đoàn Đại Dương (OGC) đăng ký bán toàn bộ 10.000.000 cổ phiếu PVR (tỷ lệ 19,27%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 17/01/2014 đến 14/02/2014. Chúng tôi cũng xin lưu ý thêm, OGC đã mua 10 triệu cổ phiếu này từ PVX (Xây lắp dầu khí Việt Nam) hồi tháng 11 năm 2012 với giá bằng mệnh giá (10.000 đồng/cổ phiếu) và đắt gấp 3 thị giá cùng thời điểm []. Đến nay, sau hơn 1 năm nắm giữ, cổ phiếu PVR vẫn ở mức thị giá chưa đầy 4.000 đồng/CP. Nếu đợt thoái vốn này thực hiện theo thị giá thì chênh lệch giá trị mua vào và bán ra của OGC là khá lớn.

2. PVX cứu nguy đợt phát hành "không tưởng" của PVA

Đợt phát hành tăng vốn của PVA nổi tiếng trong lịch sử thị trường chứng khoán khi doanh nghiệp này lên kế hoạch tăng vốn từ 100 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng hồi năm 2011. Không mấy ngạc nhiên khi cổ đông hiện hữu chối bỏ gần như toàn bộ lượng cổ phiếu "ưu đãi" mà PVA phát hành. Tuy nhiên, Tổng công ty Cố phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) và Công ty CP Đầu tư Xây dựng Thương mại Dầu khí – IDICO (PVC-IDICO mã PXL) đã vung tay mua vào mỗi đơn vị 10 triệu cổ phiếu PVA với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Thời điểm chốt quyền, thị giá PVA cũng xoay quanh 10.000 đồng/CP nhưng không thể cho rằng đây là mức giá hấp dẫn để mua bởi giá tương đương thị giá và .

"Cứu nguy" cho PVA và đến nay, PVX vẫn đang nắm giữ 5 triệu cổ phiếu PVA với đơn giá vốn bình quân là 11.000 đồng/cổ phiếu. Thị giá PVA nay chỉ còn hơn 3.000 đồng/CP.

3. Bà chủ tịch thoáng tay xóa nợ, Thuận Thảo bất ngờ thoát lỗ

Trong quý IV, doanh nghiệp cũng có khoản “lợi nhuận khác” cao đột biến tới 45,9 tỷ. Và mặc dù các chi phí đều giảm khá mạnh nhưng với việc giá vốn quá cao, Thuận Thảo (GTT) chỉ lãi sau thuế 55 triệu đồng. Tương tự như vậy, cả năm 2013, GTT chỉ lãi 1,1 tỷ - giảm 10,1% so với năm trước. Giải trình của công ty cho hay, quý 4/2013 công ty có ghi nhận khoản thu nhập từ nguồn nợ vay được bà Võ Thị Thanh (Chủ tịch HĐQT) xóa nợ!

Với mức lợi nhuận đó, có thể thấy, nếu bà chủ tịch không ra tay xoá nợ thì công ty sẽ gánh lỗ quý 4 và cả năm.

4. Vicem ra tay cứu con nợ Xi măng Hà Tiên 1

Là chủ nợ, đồng thời là công ty mẹ của Hà Tiên 1 (HT1) với tỷ lệ sở hữu hơn 67%, hành động chấp nhận chuyển nợ thành vốn cổ phần của Vicem bị đặt ra không ít dấu hỏi. Mỗi năm, với số dư nợ gần 1.270 tỷ đồng với HT1, Vicem cũng được nhận không ít chi phí lãi vay.

Thế mà, Vicem chấp nhận phương án Xi măng Hà Tiên 1 phát hành 120 triệu cổ phần để hoán đổi nợ. Với tình trạng làm để trả nợ hiện tại, việc mua trao đổi nợ bằng cổ phiếu không giúp Vicem có lợi hơn mà thay vào đó là gỡ đi gánh nặng nợ nần lớn cho HT1!

Nguồn CafeF


Sự kiện